Những khởi đầu đáng khích lệ Chiều ngày 28/10,ệtNamđãtrởthànhthịtrườngnănglượngtáitạosôiđộngvàhấpdẫbxh thai league 2 được sự chỉ đạo của Ủy ban trung ương Mặt trận tổ quốc Việt Nam, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp phối hợp với Hội đồng Tư vấn khoa học, Giáo dục và Môi trường (Uỷ ban trung ương Mặt trận tổ quốc Việt Nam) tổ chức diễn đàn: Nghị quyết 55-NQ/TW và các giải pháp thúc đẩy phát triển năng lượng tái tạo Việt Nam và Trao chứng nhận Dự án năng lượng tái tạo tiêu biểu Việt Nam 2020. Phát biểu khai mạc diễn đàn, TS. Vũ Tiến Lộc - Chủ tịch VCCI - cho biết: năng lượng là bài toán quan trọng và phức tạp mà mọi quốc gia đều phải đối mặt trong công cuộc phát triển kinh tế - xã hội, điều này càng đúng và có ý nghĩa thiết thực hơn đối với các quốc gia đang phát triển. Tại Việt Nam, nền kinh tế phát triển với tốc độ cao, kéo theo đó là sự gia tăng mạnh mẽ nhu cầu về năng lượng. Đây là vấn đề đang đặt ra nhiều thách thức rất lớn khi mà các nguồn năng lượng sơ cấp như than đá, dầu khí… đang cạn kiệt, không đủ cho nhu cầu trong nước.
Theo báo cáo thống kê, nhu cầu điện trong giai đoạn 2021 - 2025 sẽ gặp nhiều khó khăn với tình trạng thiếu điện trầm trọng, dự báo năm 2023 có thể thiếu tới 13 tỷ kWh, trong khi đã phải phát điện dầu gần 11 tỷ kWh. Đến hết năm 2023, công suất nguồn điện bị thiếu hụt so với quy hoạch lên tới 12.690 MW. Tình trạng thiếu hụt nguồn điện sẽ được cải thiện trong các năm 2024 và 2025 do đưa vào vận hành một số nhà máy nhiệt điện, nhưng dự báo đến hết năm 2025, nguồn điện sẽ vẫn còn thiếu hụt khoảng 7.250 MW. Nhằm khuyến khích doanh nghiệp năng lượng tái tạo trong nước phát triển, Bộ Chính trị đã ban hành Nghị Quyết số 55-NQ/TW ngày 11/02/2020 về định hướng chiến lược phát triển năng lượng quốc gia của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Nghị quyết nhấn mạnh: Ưu tiên xây dựng các cơ chế, chính sách đột phá để khuyến khích và thúc đẩy phát triển mạnh mẽ các nguồn năng lượng tái tạo nhằm thay thế tối đa các nguồn năng lượng hoá thạch, nhanh chóng xây dựng thị trường năng lượng đồng bộ, cạnh tranh, minh bạch, đa dạng hoá hình thức sở hữu và phương thức kinh doanh; áp dụng giá thị trường đối với mọi loại hình năng lượng... “Có thể nói, chủ trương định hướng phát triển năng lượng tái tạo của Việt Nam là đúng đắn, được Bộ Chính trị ủng hộ, khuyến khích, Chính phủ chỉ đạo quyết liệt, doanh nghiệp tích cực vào cuộc và lộ trình phát triển đã có những khởi đầu đáng khích lệ”- TS. Vũ Tiến Lộc nhấn mạnh. Đưa ra dẫn chứng cụ thể, TS. Vũ Tiến Lộc cho hay, với cơ chế khuyến khích phát triển các nguồn điện năng lượng tái tạo của Chính phủ, nhiều nhà đầu tư đã tích cực tham gia nghiên cứu và đề xuất đầu tư các dự án nguồn điện năng lượng tái tạo. Tính đến cuối tháng 8/2020, tổng công suất các nguồn điện gió và điện mặt trời đã được phê duyệt bổ sung quy hoạch gần 23.000 MW, trong đó, điện mặt trời khoảng 11.200 MW; điện gió khoảng 11.800 MW. Theo Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo (Bộ Công Thương), trong vòng 2 năm qua, Việt Nam đã có những bước tiến mạnh mẽ về số lượng và quy mô dự án năng lượng tái tạo. Theo đó, đến nay, toàn quốc đã đưa vào vận hành 102 dự án điện mặt trời với tổng công suất 5.245 MW. Trong đó, chỉ riêng trong quý II/2019 có gần 90 dự án điện mặt trời với tổng công suất khoảng 4.000 MWp được đưa vào vận hành. Đây là khối lượng công việc kỷ lục trong quá trình phát triển của ngành điện Việt Nam và số lượng nhà máy được đưa vào vận hành cũng là kỷ lục từ trước đến nay. “Với kỷ lục về công suất điện mặt trời mới đưa vào vận hành, Việt Nam đã trở thành một trong những thị trường năng lượng tái tạo sôi động và hấp dẫn nhất trong khu vực Đông Nam Á” - TS. Vũ Tiến Lộc khẳng định. Tạo cơ chế phát triển Theo Bộ Công Thương, Việt Nam có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển nguồn năng lượng tái tạo. Theo đó, Việt Nam có số giờ nắng trung bình hàng năm khoảng 1.500 giờ tại các tỉnh đồng bằng sông Hồng và lên đến 2.700 giờ tại các tỉnh Nam Trung bộ. Mật độ năng lượng mặt trời biến đổi trong khoảng 3.000 - 5.000 kCal/m2/ngày. Còn theo Bản đồ gió toàn cầu (Earth Wind Map) ước tính, hơn 39% diện tích của Việt Nam có tốc độ gió trung bình hàng năm trên 6 m/s, ở độ cao 65m và hơn 8% diện tích đất liền của Việt Nam có tốc độ gió trung bình hàng năm trên 7 m/s, tương ứng với tiềm năng tài nguyên gió là 512 GW và 110 GW. Ông Đỗ Đức Quân - Phó Cục trưởng Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo (Bộ Công Thương) - cho biết: Bộ Công Thương đã tham mưu, trình Thủ tướng Chính phủ ban hành các cơ chế khuyến khích phát triển điện gió, điện sinh khối, phát điện từ chất thải rắn và điện mặt trời như: Áp dụng giá mua ưu đãi cố định trong 20 năm. Ví dụ, điện gió trên bờ: 8,5 UScent/kWh; điện gió ngoài khơi: 9,8 UScent/kWh áp dụng cho các dự án có ngày vận hành thương mại trước ngày 1/11/2021. Hay, điện sinh khối công nghệ đồng phát nhiệt điện: 7,03 UScent/kWh; điện sinh khối khác: 8,47 UScent/kWh; công nghệ đốt rác phát điện: 10,05 UScent/kWh; điện mặt trời 9,35 UScent/kWh áp dụng cho các dự án có ngày vận hành thương mại trước ngày 1/7/2019 và 7,09 UScent/kWh điện mặt trời mặt đất, 7,69 UScent/kWh điện mặt trời nổi, 8,38 UScent/kWh điện mặt trời mái nhà áp dụng cho các dự án điện mặt trời vào vận hành trong giai đoạn từ 1/7/2019 đến 31/12/2020 . Bên cạnh đó, giá bán điện được cố định theo đồng USD, thanh toán bằng VND theo tỷ giá tại thời điểm thanh toán; hợp đồng mua bán điện mẫu do Bộ Công Thương ban hành; Ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế nhập khẩu, thuế VAT... thuế sử dụng đất ở mức ưu đãi cao nhất theo quy định hiện hành. Tuy nhiên, TS. Vũ Tiến Lộc cho rằng, quá trình phát triển “thần tốc” về năng lượng tái tạo cũng đang đặt ra những thách thức mới về sự phát triển đồng bộ của hệ thống lưới điện, sử dụng đất, cơ chế giá điện, công nghệ, nguồn nhân lực/việc làm và nguồn tài chính. Đến thời điểm này vẫn còn nhiều điểm nghẽn khiến nhiều dự án chậm triển khai, thậm chí mất phương hướng và có nguy cơ hủy bỏ. Việc quản lý, phối hợp giữa các bộ, ngành và địa phương về thực thi chính sách trong một số trường hợp chưa rõ ràng, thiếu chặt chẽ. Công tác nghiên cứu quy hoạch và dự báo cung cầu còn yếu; công tác chỉ đạo, tổ chức thực hiện triển khai còn nhiều vướng mắc. Chia sẻ về các khó khăn, vướng mắc đối với phát triển năng lượng tái tạo hiện nay, ông Nguyễn Văn Vy - Phó Chủ tịch Hiệp hội Năng lượng Việt Nam - nhận định, còn thiếu các quy chuẩn, tiêu chuẩn áp dụng các công nghệ năng lượng tái tạo, điều này cũng gây nhiều khó khăn cho chủ đầu tư các dự án. Khi chưa có các tiêu chuẩn, chủ đầu tư phải áp dụng theo tiêu chuẩn của quốc gia cung cấp thiết bị. Trường hợp chọn tiêu chuẩn thấp có thể dẫn đến ảnh hưởng tới môi trường và chất lượng điện năng; phải thay thế, nâng cấp khi cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam ban hành các tiêu chuẩn, quy chuẩn quốc gia cao hơn tiêu chuẩn đã chọn. Ngược lại, nếu chọn tiêu chuẩn quá cao, dẫn đến tăng giá thiết bị, dự án không cạnh tranh được với các dự án khác cùng loại, hoặc ảnh hưởng đến dòng tiền của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, giá FIT cho các dự án năng lượng tái tạo được áp dụng thống nhất trong cả nước có thể dẫn đến hạn chế nguồn lực cho phát triển. Khả năng phát của các dự án điện gió, điện mặt trời phụ thuộc nhiều vào tốc điện gió bình quân và bức xạ năng lượng mặt trời. “Trong khi đất nước trải dài từ Bắc đến Nam với gần 2.000km với nhiều vùng khí hậu khác nhau, do đó nếu lựa chọn theo mức bình quân sẽ dẫn đến hiện tượng tập trung đầu tư vào khu vực có tốc độ gió, bức xạ tốt, trong khi không thu hút được đầu tư vào khu vực có tốc độ gió, bức xạ thấp. Theo đó, cần ban hành biểu giá FIT cho các nguồn năng lượng tái tạo theo một số vùng” - ông Nguyễn Văn Vy đề xuất.
|