Trường hợp tranh chấp quyền sử dụng đất giữa ông Trần Văn Thiện với ông Huỳnh Văn Tấn,ấpcaođangxemxthồsơket qua bong đa tay ban nha ở ấp 11, xã Vị Trung, huyện Vị Thủy, đã được tòa án hai cấp xét xử, bản án có hiệu lực từ năm 2014 nhưng đến nay ông Tấn vẫn tiếp tục khiếu nại.
Thường trực HĐND tỉnh tiếp ông Tấn.
Ông Tấn cho rằng, nguồn gốc đất của cha mẹ ông để lại và ông là người trực tiếp canh tác đến nay. Quá trình sử dụng, ông có chuyển nhượng cho ông Dũng 3 công và chuyển nhượng cho ông Khánh 4 công tầm 3m. Sau đó, ông Khánh sang lại cho ông Thiện và phần của ông Dũng thì ông Thiện cũng canh tác luôn.
Ông Huỳnh Văn Tấn nói: “Tôi có phần đất giáp ranh với ông Thiện, khi tôi chuyển nhượng cho ông Dũng và ông Khánh có chừa một cái bờ và một cái mương tôi sử dụng liên tục để trồng tre từ năm 1975 đến nay. Ông Thiện làm giấy CNQSDĐ trùm qua phần đất của tôi”.
Theo ông Thiện thì năm 1996, UBND huyện Vị Thanh cấp giấy CNQSDĐ cho ông với diện tích 19.213m2 đất, tọa lạc tại ấp 11, xã Vị Thủy, huyện Vị Thanh (nay là ấp 11, xã Vị Trung, huyện Vị Thủy). Ông Tấn có phần đất giáp ranh với ông, quá trình sử dụng ông Tấn lấn chiếm phần đất của ông ngang 12m, dài 21m. Do đó, ông khởi kiện yêu cầu ông Tấn phải trả lại phần đất lấn chiếm cho ông.
Hội đồng định giá huyện Vị Thủy đo đạc thẩm định phần đất tranh chấp có diện tích 261m2, loại đất lúa, thuộc một phần thửa số 526, tờ bản đồ số 01, thuộc giấy CNQSDĐ số 000117 do ông Thiện đứng tên chủ sử dụng. Ngày 21-5-2013, UBND huyện Vị Thủy có Công văn số 248 về nội dung việc cấp giấy CNQSDĐ cho ông Thiện là chưa đúng.
Vụ việc được Tòa án nhân dân huyện Vị Thủy xét xử sơ thẩm, tuyên xử: Công nhận phần đất diện tích 155m2 thuộc quyền sử dụng của ông Thiện có diện tích ngang phía kinh Mười Thước là 7,7m, ngang giáp thửa 523 là 5,03m, dài giáp phần đất công nhận cho ông Tấn là 23,61m; chiều dài còn lại giáp phần đất ông Thiện sử dụng không tranh chấp là 24,49m. Công nhận phần đất có diện tích 106m2 thuộc quyền sử dụng của ông Tấn có chiều ngang phía kinh Mười Thước là 4,5m, ngang giáp thửa 523 là 4,5m, dài giáp phần đất công nhận cho ông Thiện là 23,61m; chiều dài còn lại giáp thửa đất 515 là 24,49m. Cả hai phần đất này thuộc thửa 526 tờ bản đồ số 01.
Hội đồng xét xử sơ thẩm nhận định: Tại phiên tòa, các bên đều thừa nhận phần đất bờ tre và phần mương có diện tích ngang 4,5m, dài 23,61m là do ông Tấn sử dụng ổn định trồng tre từ năm 1975 đến nay, phần ruộng còn lại quá trình sử dụng ông Tấn đã lấn qua phần đất của ông Thiện và ông Thiện được cấp giấy CNQSDĐ từ năm 1996 đến nay. Như vậy, phần bờ tre và phần mương do ông Tấn sử dụng từ năm 1975 đến nay lại được cấp giấy CNQSDĐ cho ông Thiện là chưa phù hợp với quy định tại Điều 10 Luật Đất đai năm 2003. Quá trình sử dụng ông Tấn đã lấn chiếm thêm phần đất ruộng giáp ranh phần đất mương mà ông Thiện sử dụng.
Như vậy, Hội đồng xét xử có cơ sở chấp nhận một phần yêu cầu khởi kiện của ông Thiện, công nhận phần đất có diện tích 155m2 thuộc quyền sử dụng của ông Thiện, phần còn lại có diện tích 106m2 phía ông Tấn sử dụng từ năm 1975 đến nay thuộc quyền sử dụng của ông Tấn.
Sau khi xét xử sơ thẩm, ông Thiện và ông Tấn đều làm đơn kháng cáo. Ngày 27-8-2014, Tòa án nhân dân tỉnh xét xử phúc thẩm, chấp nhận đơn kháng cáo của ông Thiện, không chấp nhận đơn kháng cáo của ông Tấn, tuyên xử: Sửa bản án sơ thẩm, ông Thiện được quyền sử dụng phần đất tranh chấp có diện tích 261m2 trong thửa 526, tờ bản đồ số 01, phần đất này nằm trong giấy CNQSDĐ của ông Thiện. Buộc ông Tấn có trách nhiệm giao trả cho ông Thiện phần đất ông đang quản lý sử dụng. Bởi vì, theo giấy CNQSDĐ ông Thiện được cấp ngày 22-1-1996 với tổng diện tích 19.213m2, gồm 5 thửa là 524, 526, 527, 528 và 529, trong đó thửa 526 có diện tích 3.876m2. Còn theo 3 giấy CNQSDĐ của ông Tấn được cấp cùng ngày 14-10-2008 thì đất ông Tấn có tổng diện tích 4.793m2 gồm các thửa 521, 522, 523, như vậy đất của ông Tấn không có thửa 526. Mặt khác, khi kê khai đăng ký quyền sử dụng đất thì ông Tấn không kê khai đăng ký phần diện tích đất của thửa 526.
Ông Tấn bức xúc nói: “Phần đất đang tranh chấp hiện nay thuộc quyền sử dụng của tôi và tôi đã trực tiếp canh tác quản lý sử dụng. Do ông Thiện đăng ký cấp giấy CNQSDĐ đã đăng ký luôn phần đất của tôi. Do đó, tòa án xử buộc tôi giao đất cho ông Thiện là tôi không đồng ý và không thống nhất cho thi hành án, vì tôi đang khiếu nại bản án của Tòa án nhân dân tỉnh. Vừa qua tôi cũng đến Hội đồng nhân dân tỉnh trình bày”.
Sau khi bản án có hiệu lực, ông Thiện yêu cầu thi hành án thì cơ quan thi hành án dân sự tiến hành các trình tự, thủ tục để thi hành bản án theo quy định nhưng đến nay chưa thi hành được.
Cơ quan thi hành án xác minh thì ông Nguyễn Văn Xem, Trưởng ấp 11, xác định: “Theo tôi được biết, phần đất đang tranh chấp do ông Tấn đã trực tiếp canh tác từ khoảng năm 1990 đến nay, còn việc cấp giấy CNQSDĐ như thế nào thì tôi không rõ”.
Còn ông Đoàn Trí Tính, cán bộ địa chính xã Vị Trung, cho rằng: Việc cấp giấy CNQSDĐ tại xã Vị Trung thì có nhiều trường hợp cấp nhầm thửa (người này đang canh tác nhưng cấp giấy CNQSDĐ cho người khác) đã xảy ra ở địa phương. Chính vì vậy, hiện nay cơ quan thi hành án cũng gặp khó khăn trong việc thi hành bản án nhưng theo quy định pháp luật thì bản án hiệu lực phải thi hành.
Vấn đề ông Tấn khiếu nại bản án phúc thẩm được Tòa án nhân dân cấp cao có thông báo ngày 21-8-2017 mượn hồ sơ vụ của ông Tấn để xem xét. Theo quy định pháp luật thì chưa có văn bản kháng nghị hoặc đề nghị hoãn thi hành án thì vẫn tiếp tục thi hành bản án đã có hiệu lực. Tuy nhiên, trường hợp này cơ quan thi hành án vẫn chậm việc thi hành án, chờ người có thẩm quyền quyết định.
Ông Nguyễn Quốc Ca, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh, cho biết: HĐND tỉnh sẽ có văn bản đôn đốc, nhắc nhở Tòa án nhân dân cấp cao sớm xem xét hồ sơ của ông Tấn và có văn bản trả lời để tháo gỡ khó khăn trong công tác này.
Bài, ảnh: PHI YẾN