Báo Thanh niênđưa tin theo tờ Daily Mail,ậtlạngoàihànhtinhdạtvàobờbiểvdqg na uy ban đầu khi một người công nhân tìm thấy sinh vật lạ này nằm trên bãi biển gần bến tàu ở Gustavus thuộc Vườn quốc gia Glacier Bay, Alaska, anh đã nghĩ đó là cá bơn. Tuy nhiên khi nhìn kỹ lại đặc điểm cơ thể của sinh vật lạ này, người công nhận nhận thấy nó rõ ràng không thể là cá bơn.
Sau đó, sinh vật lạ này đã được xác định là cá Ragfish, một loài cá có hình dạng kỳ quái trông như sinh vật ngoài hành tinh. Đây là lần thứ hai trong suốt 40 năm qua, người dân trong vùng lại có cơ hội chiêm ngưỡng tận mắt loài cá hiếm gặp nhất thế giới này.
Sinh vật lạ này thực chất là một con cá Ragfish cực hiếm, thường sinh sống ở độ sâu 1.500m dưới biển. Ảnh Facebook
Loài cá có tên khoa học là Ragfish (Icosteus aenigmaticus), thuộc lớp cá vây tia. Những con trưởng thành bơi dọc vùng biển phía Bắc Thái Bình Dương ở độ sâu 1.500 m để săn mực, cá nhỏ, bạch tuộc và sứa. Báo VnExpress cho hay, chúng là nguồn thức ăn của cá nhà táng, loài thú săn mồi có răng lớn nhất thế giới.
"Loài cá này trải qua quá trình biến đổi kỳ lạ khi lão hóa: Vây bụng biến mất và vây dọc sống lưng thu nhỏ lại. Những con nhỏ sống cách mặt nước hơn 730m trong khi con trưởng thành cư trú ở độ sâu gần 1.500m", nhóm nghiên cứu ở Công viên bảo tồn động vật quốc gia Vịnh Glacier tại Gustavus.
Báo Tri Thức Trẻtừng đưa tin, hồi tháng 7 năm ngoái, một con cá cùng họ Ragfish cũng trôi dạt vào Bartlett Cove khiến nhiều người chú ý. Kết quả kiểm tra cho thấy dạ dày cả hai con cá đều trống rỗng. Điều này khiến các nhà khoa học đặt ra nghi vấn rằng chính sự biến đổi trong môi trường sống dưới đại dương là nguyên nhân dẫn đến sự xuất hiện của loại cá cực hiếm này.
Đinh Ly (T/h)
Nổ kinh hoàng ở Indonesia qua lời kể của các nhân chứng