Hải quan chống buôn lậu khẩu trang y tế,ốihợpchốngbuônlậucácchấtlàmsuygiảmtầngôlịch thi đấu của paris saint-germain máy đo thân nhiệt | |
Xử lý 753 vụ buôn lậu và vi phạm về hải quan trong tháng 1 | |
Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình yêu cầu tăng cường phối hợp, chia sẻ thông tin chống buôn lậu |
Cục trưởng hai đơn vị trao đổi biên bản hợp tác. Ảnh: T.Bình. |
Tăng cường chống buôn lậu các chất gây hại môi trường
Thời gian qua, cơ quan Hải quan có nhiều nỗ lực trong công tác phòng, chống buôn lậu nói chung, trong đó có chống buôn lậu các hóa chất có thể gây hại cho môi trường như HCFC.
Từ năm 2013, Cục Điều tra chống buôn lậu đã ký kết biên bản ghi nhớ với Ban Quản lý dự án thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường trong tăng cường năng lực kiểm soát xuất nhập khẩu các chất làm suy giảm tầng ô-dôn.
Cục trưởng Cục Điều tra chống buôn lậu (Tổng cục Hải quan) Nguyễn Hùng Anh cho biết: Giai đoạn 1 của Dự án, 2 bên đã tổ chức được 5 lớp đào tạo cho công chức hải quan trên phạm vi toàn quốc với tổng cộng 300 công chức.
Các Hội thảo được tổ chức tại Quảng Ninh, Nghệ An, Cần Thơ, TP HCM, Đắk Lắk.
“Thông qua các hội thảo, chuyên gia đã cung cấp, trang bị kiến thức về chất làm suy giảm tầng ô – dôn, chia sẻ cách nhận biết, phương pháp xác định, quản lý các chất, đồng thời công chức hải quan chia sẻ kinh nghiệm, khó khăn, thuận lợi trong hoạt động chống buôn lậu các loại chất này”- ông Nguyễn Hùng Anh nói.
Theo lãnh đạo Cục Điều tra chống buôn lậu, sau hội thảo, Cục đã phối hợp, trao đổi thông tin cho cơ quan chức năng về một số doanh nghiệp nhập khẩu mặt hàng HCFC không có giấy phép. Từ đó, ban hành cảnh báo trên phạm vi toàn quốc với doanh nghiệp nhập khẩu các chất làm suy giảm tầng ô-dôn.
Trên cơ sở kết quả hợp tác thời gian qua, để thực hiện quả các nội dung ký kết lần này, Cục trưởng Nguyễn Hùng Anh chỉ đạo các đơn vị chức năng thuộc Cục phối hợp chặt chẽ hơn nữa với các đơn vị thuộc Cục Biến đổi khí hậu.
“Việc hợp tác không chỉ thông qua hội thảo, đào tạo, mà cần cả việc tăng cường hiệu quả trong trao đổi thông tin, tiến tới xây dựng các chuyên đề chung trong kiểm soát hoạt động xuất nhập khẩu trái phép các chất làm suy giảm tầng ô-dôn”- ông Nguyễn Hùng Anh nhấn mạnh.
Lãnh đạo và CBCC 2 đơn vị chụp ảnh lưu niệm tại Lễ ký. Ảnh: T.Bình. |
Tiếp tục cắt giảm mức tiêu thụ HCFC
Ông Tăng Thế Cường- Cục trưởng Cục Biến đổi khí hậu cho biết: Trong giai đoạn 2 của Kế hoạch quản lý, loại trừ các chất HCFC của Việt Nam, Cục Biến đổi khí hậu được giao chủ trì triển khai Dự án Kế hoạch quản lý, loại trừ các chất HCFC của Việt Nam giai đoạn 2 (HPMP 2) nhằm hỗ trợ loại trừ 35% mức tiêu thụ cơ sở các chất HCFC ở Việt Nam theo lộ trình thực hiện Nghị đinh thư Motreal.
Theo đó, mức tiêu thụ các chất HCFC giai đoạn 2020-2024 cần đảm bảo không vượt quá 2.600 tấn/năm.
Để đảm bảo các mục tiêu đặt ra, ông Tăng Thế Cường đánh giá cơ quan Hải quan, nhất là Cục Điều tra chống buôn lậu có vai trò hết sức quan trọng.
“Sự tham gia tích cực, hiệu quả của Cục Điều tra chống buôn lậu góp phần đảm bảo việc thực hiện các quy định của pháp luật đối với hoạt động xuất nhập khẩu các chất bị kiểm soát bởi Nghị định thư Montreal, đóng góp vào việc thực hiện thành công các nghĩa vụ của Việt Nam với quốc tế”- Cục trưởng Cục Biến đổi khí hậu nói.