游客发表

【kqba】Bộ Tài chính tiếp tục đưa ra khuyến nghị về trái phiếu doanh nghiệp

发帖时间:2025-01-11 05:59:54

Đây là khuyến nghị được Bộ Tài chính đưa ra trong thông cáo vừa phát đi về thị trường TPDN 4 tháng đầu năm 2020 và khuyến nghị đối với DN phát hành và nhà đầu tư TPDN.

Khối lượng phát hành TPDN vẫn “giữ nhiệt”

Trong bối cảnh kinh tế vĩ mô và tình hình sản xuất kinh doanh khó khăn do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid,ộTàichínhtiếptụcđưarakhuyếnnghịvềtráiphiếudoanhnghiệkqba qua báo cáo của Sở GDCK Hà Nội về hoạt động phát hành TPDN, Bộ Tài chính nhận thấy khối lượng phát hành TPDN 4 tháng đầu năm 2020 giảm nhẹ so với cùng kỳ năm 2019 (bằng 98%). Trong đó, DN bất động sản (BĐS) chiếm 49,1% khối lượng trái phiếu phát hành với lãi suất phát hành bình quân tăng; nhà đầu tư cá nhân có xu hướng tăng mua TPDN..

Trước đó, trao đổi với báo giới, ông Nguyễn Hoàng Dương - Phó Vụ trưởng Vụ Tài chính các ngân hàng và tổ chức tài chính (Vụ Tài chính ngân hàng), Bộ Tài chính cho biết, việc phát triển của thị trường TPDN phần nào cũng cho thấy sự hợp lý. Theo đó, thị trường TPDN đã giúp DN tiếp cận vốn trên thị trường, bù đắp kênh tín dụng ngân hàng trong bối cảnh Ngân hàng Nhà nước quản lý thận trọng đối với tăng trưởng tín dụng, đặc biệt là tín dụng đối với khối DN BĐS. Đồng thời, việc phát triển thị trường này cũng phù hợp với định hướng của Chính phủ là đa dạng hóa các nguồn vốn huy động trong xã hội, từng bước giảm phụ thuộc vào hệ thống tổ chức tín dụng.

Lãnh đạo Vụ Tài chính ngân hàng cho biết thêm, khối lượng trái phiếu doanh nghiệp 4 tháng đầu năm đạt trên 58.000 tỷ đồng. Lãi suất bình quân huy động của nhóm DN BĐS cũng cao hơn mức lãi suất bình quân chung của thị trường (khoảng 9,63%/năm), với khoảng trên 11%,/năm.

“Vừa qua, xuất hiện thông tin có DN phát hành TPDN với lãi suất 19,5%/năm, tuy nhiên, qua thống kê tại Sở GDCK Hà Nội thì không có DN nào phát hành trái phiếu với mức lãi suất này trong 4 tháng qua” – ông Nguyễn Hoàng Dương cho hay.

Về dư nợ phát hành TPDN, dư nợ phát hành trái phiếu của một số DN thuộc nhóm BĐS ở mức cao. Một số DN ở mức rất cao, từ 30 - 47 lần vốn tự có.

trái phiếu doanh nghiệp
Nhà đầu tư không nên mua trái phiếu chỉ vì lãi suất cao mà chưa tìm hiểu kỹ về đặc điểm của trái phiếu và những rủi ro có thể xảy ra. Ảnh: DM.

Bên cạnh đó, dù tổ chức vẫn là nhóm nhà đầu tư chính trên thị trường TPDN (chiếm gần 74%), nhưng có sự gia tăng mạnh của nhà đầu tư cá nhân. Cụ thể, năm 2019, nhà đầu tư cá nhân tham gia thị trường sơ cấp chiếm khoảng 8,8% tổng khối lượng phát hành, con số này trong 4 tháng đầu năm ở mức 26,8% - “đây là mức tăng lớn” – ông Nguyễn Hoàng Dương nhấn mạnh.

Cả doanh nghiệp và nhà đầu tư cần chú trọng kiểm soát rủi ro

Thông cáo của Bộ Tài chính cho biết, về đầu tư TPDN của nhà đầu tư cá nhân, tháng 10/2019 Bộ Tài chính đã có khuyến nghị nhà đầu tư cá nhân cần cân nhắc kỹ và thận trọng khi mua TPDN phát hành riêng lẻ.

Trước tình hình thị trường nêu trên, để hạn chế rủi ro cho cả DN phát hành và nhà đầu tư mua trái phiếu, Bộ Tài chính tiếp tục đưa ra khuyến nghị.

Theo đó, đối với DN có nhu cầu huy động vốn trái phiếu, phải tính toán cụ thể dòng tiền để xây dựng phương án phát hành trái phiếu khả thi, gắn với nhu cầu vốn cho sản xuất kinh doanh và đảm bảo khả năng trả các khoản nợ đến hạn, trong đó có trả nợ lãi, gốc trái phiếu. Đồng thời, phải tuân thủ quy định của pháp luật, công bố thông tin cụ thể về mục đích phát hành trái phiếu, điều kiện, điều khoản của trái phiếu và tình hình tài chính cho nhà đầu tư. Bộ Tài chính sẽ thường xuyên thực hiện việc kiểm tra, giám sát và xử lý vi phạm đảm bảo sự công khai, minh bạch của thị trường và việc DN tuân thủ quy định của pháp luật.

Đối với nhà đầu tư, cần phân biệt rõ phương thức phát hành TPDN ra công chúng và phát hành TPDN riêng lẻ.

Đối với TPDN phát hành ra công chúng, DN phải tuân thủ nguyên tắc công bố thông tin cho tất cả công chúng đầu tư, làm thủ tục đăng ký chào bán và phải được Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cấp giấy chứng nhận đăng ký chào bán trái phiếu ra công chúng.

Đối với TPDN phát hành riêng lẻ, DN chỉ cần đáp ứng điều kiện phát hành, công bố thông tin trực tiếp cho đối tượng mua trái phiếu, đồng thời công bố thông tin cho Sở GDCK Hà Nội mà không cần cơ quan quản lý nhà nước cấp phép. Đồng thời, nhà đầu tư cá nhân cần lưu ý việc mua TPDN khác với gửi tiền tiết kiệm tại ngân hàng. Theo thông lệ thì TPDN phát hành riêng lẻ chỉ phù hợp với nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp, có khả năng phân tích và đánh giá rủi ro. Luật Chứng khoán năm 2019 (có hiệu lực thi hành từ 01/1/2021) cũng đã quy định TPDN riêng lẻ chỉ phát hành cho nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp.

Bên cạnh đó, nhà đầu tư cần lưu ý là lãi suất cao đi kèm với rủi ro cao. Vì vậy, chỉ khi nắm rõ thông tin về trái phiếu và đánh giá được các rủi ro, nhà đầu tư, nhất là nhà đầu tư cá nhân, mới nên mua TPDN riêng lẻ. Nhà đầu tư không nên mua trái phiếu chỉ vì lãi suất cao mà chưa tìm hiểu kỹ về đặc điểm của trái phiếu và những rủi ro có thể xảy ra. Đồng thời, nhà đầu tư cũng phải hết sức thận trọng với cam kết mua lại của tổ chức bảo lãnh, phân phối trái phiếu (ngân hàng thương mại, công ty chứng khoán,…) do có rủi ro là các tổ chức này có thể không thực hiện được cam kết mua lại, do phải đáp ứng các quy định về chỉ tiêu an toàn tài chính theo quy định của pháp luật hoặc không mua lại được do có khó khăn về tài chính.

Theo đó, nhà đầu tư cần yêu cầu DN phát hành trái phiếu/tổ chức bảo lãnh, phân phối TPDN cung cấp đầy đủ các thông tin bao gồm: trái phiếu do DN nào phát hành, mục đích phát hành; có tài sản đảm bảo hay không có tài sản đảm bảo; cam kết của DN phát hành, tổ chức bảo lãnh, phân phối trái phiếu; kỳ hạn phát hành và phương thức trả nợ gốc, lãi; tình hình tài chính của DN phát hành.

“Để tham gia thị trường TPDN, các DN phát hành và nhà đầu tư cần trang bị kiến thức, kinh nghiệm đầu tư, hiểu biết và tuân thủ quy định của pháp luật; trên cơ sở đó, góp phần xây dựng và phát triển thị trường TPDN an toàn, bền vững” – Bộ Tài chính nhấn mạnh./.

D.T

    热门排行

    友情链接