Empire777

Bài 4: Hướng tới nông nghiệp xanh, chuyển sang mô hình lúa gạo carb nhà cái uy tím

【nhà cái uy tím】ĐBSCL: Thay đổi để thích ứng

Bài 4: Hướng tới nông nghiệp xanh,ĐBSCLThayđổiđểthchứnhà cái uy tím chuyển sang mô hình lúa gạo carbon thấp

Sản xuất nông nghiệp gắn với bảo vệ môi trường đang là xu hướng hiện nay. Cách làm này không chỉ mang lại hiệu quả trong canh tác mà còn hướng đến sự an toàn cho người sản xuất lẫn người sử dụng, do không còn tâm lý chạy theo số lượng thay vì chất lượng như trước. 

Nông dân áp dụng cấy lúa bằng máy.

Từ thay đổi cách sản xuất

Đi dọc những cánh đồng của HTX Thương mại Dịch vụ Nông nghiệp Tuấn Tú, ở thị trấn Vĩnh Viễn, huyện Long Mỹ, dễ dàng nhận ra điểm khác biệt so với một số nơi khác. Bao quanh ruộng lúa được sạ ngay hàng, thẳng lối là những cây hoa sao nhái rực rỡ màu sắc, góp phần làm tươi mới cho cánh đồng quê. Theo anh Thân Tuấn Linh, Giám đốc HTX, đây là kết quả của mô hình “ruộng lúa - bờ hoa” thân thiện với môi trường mà đơn vị đang áp dụng.

“HTX chúng tôi hiện có 42 thành viên, với diện tích sản xuất 90ha, làm lúa 2 vụ/năm. Một số xã viên đang thí điểm làm lúa sạ thưa định vị, diện tích khoảng 1-2ha. Từ khi thực hiện trồng hoa và phương pháp sạ mới đến nay ruộng lúa của bà con thông thoáng, dịch bệnh giảm, lúa không đổ ngã tiết kiệm chi phí”, anh Linh chia sẻ.

Trong báo cáo “Hướng tới chuyển đổi nông nghiệp xanh ở Việt Nam: Chuyển sang mô hình lúa gạo carbon thấp” được Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam công bố, các chuyên gia khẳng định, sản xuất lúa gạo được xem là 1 trong 5 nguyên nhân chính làm tăng phát thải khí nhà kính. Từ đó, có thể thấy, việc thay đổi cách thức sản xuất lúa của các thành viên HTX của anh Linh và nhiều nông dân khác đang đi đúng hướng.

Bên cạnh đó, báo cáo cũng đưa ra các khuyến nghị cho việc nghiên cứu chuyển đổi nông nghiệp xanh ở Việt Nam thông qua hướng tới sản xuất lúa gạo carbon thấp và truyền tải thông điệp hướng tới sản xuất lúa gạo “xanh”. Bài học từ dự án VnSAT cho thấy, việc áp dụng kỹ thuật 1 phải 5 giảm trong canh tác lúa có thể giảm phát thải khí nhà kính ở mức khoảng 8 tấn CO2e/ha/năm.

Tại Hậu Giang, ông Trương Cảnh Tuyên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, cho hay: Dự án VnSAT đầu tư tại tỉnh rất hiệu quả và sắp kết thúc. Vì vậy, từ cuối năm 2020 tỉnh đã xây dựng Đề án sản xuất nông nghiệp thích ứng với biến đổi khí hậu để hỗ trợ cho nông dân. Đến nay, tỉnh đã hoàn thiện quy hoạch tỉnh, phát triển nông nghiệp thích ứng biến đổi khí hậu. Tuy nhiên, thách thức hiện nay của địa phương là diện tích nông nghiệp bị thu hẹp và nhất là thiếu lực lượng lao động trong lĩnh vực này.

“Tất cả các địa phương đều phấn đấu vì một nền nông nghiệp phát triển bền vững, đảm bảo giá trị, thu nhập cho người nông dân, vấn đề quan trọng nhất đó là bảo vệ môi trường. Đây là định hướng lớn, sẽ tác động đến nền nông nghiệp của tỉnh Hậu Giang trong các giai đoạn sắp tới”, ông Trương Cảnh Tuyên bày tỏ.

Thay đổi tư duy

Vừa qua, trong khuôn khổ dự án Chuyển đổi Nông nghiệp Bền vững ở Việt Nam (VnSAT) do Ngân hàng Thế giới tài trợ, hơn 184.000ha đất lúa ở ĐBSCL đã thí điểm thành công mô hình canh tác bền vững, giảm phát thải. Các thí điểm tại đồng ruộng vùng ĐBSCL cho thấy việc sử dụng công nghệ IoT - Cảm biến nước đã giúp nông dân tối ưu lượng nước, giảm tới 42% so với phương pháp ngập ruộng lúa thủ công. Đặc biệt hệ thống thủy lợi thông minh này có thể giảm lượng phát thải khí nhà kính lên đến 60-70% so với hệ thống tưới thủ công.

Con đường hướng tới sản xuất lúa gạo carbon thấp được các chuyên gia từ Ngân hàng Thế giới chỉ ra, là áp dụng kỹ thuật sản xuất tưới ướt khô xen kẽ, kỹ thuật 1 phải 5 giảm, nâng cao hiệu quả các hoạt động sau thu hoạch để giảm thất thoát và lãng phí lương thực.

Theo phân tích của Viện nghiên cứu Lúa gạo quốc tế (IRRI), nếu thực hiện đồng loạt các kỹ thuật tưới khô ướt luân phiên và áp dụng tối ưu kỹ thuật 1 phải 5 giảm trên 1,9 triệu héc-ta lúa, có thể giúp ngành lúa gạo vùng ĐBSCL giảm đáng kể lượng phát thải khí nhà kính. Ngoài ra, việc tái sử dụng 70% lượng rơm rạ cho các hình thức khác với lượng phát thải khí nhà kính thấp hơn khoảng 50% so với việc đốt rơm rạ.

Theo Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Lê Minh Hoan, lâu nay bà con nông dân trồng lúa cố gắng nâng cao thu nhập bằng việc tăng sản lượng, nhưng khi đẩy sản lượng lên sẽ tạo ra nhiều hệ lụy. Những chi phí hữu hình, vật tư đầu vào đang ngày càng tăng, nông dân hiện chỉ tiếp cận đầu ra mà chưa quan tâm đến đầu vào. Bên cạnh đó còn tồn tại những chi phí vô hình như suy thoái nguồn dinh dưỡng đất, môi trường, sức khỏe của người tiêu dùng và nông dân.

“Tiêu dùng xanh hiện nay là một xu thế, sản phẩm ngoài việc cung cấp dinh dưỡng còn phải chứng minh phát triển bền vững, đảm bảo môi trường. Vì thế, bà con nông dân và ngành nông nghiệp các địa phương phải thay đổi cách tiếp cận hướng tới nền nông nghiệp xanh, sản xuất gạo giảm phát thải khí nhà kính”, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Lê Minh Hoan chia sẻ.

Bộ trưởng Lê Minh Hoan cũng mong muốn các địa phương trong vùng phải năng động trong thực hiện quy hoạch tích hợp, đặc biệt là trong lĩnh vực nông nghiệp bằng nhiều giải pháp. Quan trọng nhất là xóa bỏ tư duy sản lượng. Hướng đến cách tiếp cận gia tăng lợi nhuận thông qua các mô hình sinh kế bền vững cho nông dân trồng lúa, giúp người dân tăng thêm thu nhập trên cùng đơn vị diện tích.

Bài, ảnh: MỘNG TOÀN

访客,请您发表评论:

网站分类
热门文章
友情链接

© 2025. sitemap