Kết thúc năm 2020,ĐạmPhúMỹMộtnămvượtkhóthànhcôkết quả trận vn hôm nay báo cáo tài chính của Đạm Phú Mỹ cho biết, doanh thu thuần hợp nhất đạt 7.762 tỷ đồng.
Dù doanh thu chỉ tăng trưởng 1% so với năm 2019, đây vẫn là kết quả tích cực trong bối cảnh ngành nông nghiệp Việt Nam phải đối mặt với thiên tai liên tiếp, từ tình trạng hạn hán, xâm nhập mặn nghiêm trọng tại đồng bằng sông Cửu Long những tháng đầu năm đến bão lũ dồn dập tại miền Trung những tháng cuối năm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tiêu thụ phân bón.
Trong bối cảnh giá bán giảm do thời tiết diễn biến bất lợi và ảnh hưởng của dịch Covid-19 nhưng sản lượng kinh doanh các mặt hàng phân bón, hóa chất của Đạm Phú Mỹ vẫn duy trì tăng trưởng mạnh, qua đó giúp bù đắp tác động sụt giảm của giá bán lên doanh thu.
Báo cáo của Đạm Phú Mỹ cho thấy, trong năm 2020 tổng sản lượng tiêu thụ các mặt hàng phân bón đạt 1,1 triệu tấn, tăng 13% so với năm 2019 và vượt kế hoạch đề ra. Trong đó, sản lượng tiêu thụ Đạm Phú Mỹ đạt 827 ngàn tấn tăng 20% so với năm 2019.
Sản lượng kinh doanh NPK Phú Mỹ đạt 94.000 tấn, tăng 23%. Tổng sản lượng kinh doanh mảng hóa chất trong năm đạt 132.000 tấn, tăng 10%. Đặc biệt, công ty đã xuất khẩu được hơn 71.000 tấn Đạm Phú Mỹ, tăng mạnh so với 1.300 tấn của năm 2019.
Doanh thu tăng trưởng chậm, tuy nhiên lợi nhuận gộp cả năm của công ty đã tăng tới 23% so với năm 2019, đạt 1.730 tỷ đồng, chủ yếu nhờ biên lợi nhuận gộp tăng mạnh, đạt 22,3% trong điều kiện giá nguyên liệu khí đầu vào giảm sâu giúp giảm áp lực của giá bán. Đây cũng là mức biên lợi nhuận gộp cao nhất mà DPM đạt được trong 3 năm trở lại đây.
Cùng với hoạt động kinh doanh chính được cải thiện, hoạt động tài chính cũng thu về những kết quả tích cực với doanh thu tài chính đạt 179,6 tỷ đồng, tăng 28,3% so với năm 2019, chủ yếu nhờ lãi tiền gửi tăng mạnh.
Tính đến cuối năm 2020, Đạm Phú Mỹ đang có 4.214 tỷ đồng các khoản tiền, tương đương tiền và tiền gửi các loại, chiếm 37,3% tổng tài sản. Trong đó, các khoản tiền gửi có kỳ hạn trên 3 tháng đạt 2.185 tỷ đồng, tăng gấp hơn 2 lần đầu năm, nhờ đó giúp tăng nguồn thu từ lãi tiền gửi bất chấp xu hướng giảm của mặt bằng lãi suất.
Nguyên nhân số dư tiền tích lũy của Tổng công ty tiếp tục gia tăng chủ yếu là nhờ lợi nhuận tăng trưởng tốt trong bối cảnh công ty kiểm soát tốt dòng vốn lưu động đã giúp dòng tiền hoạt động trong năm 2020 thặng dư 787 tỷ đồng.
Tính đến cuối năm 2020, tổng nợ vay của công ty là 1.049,8 tỷ đồng, nhỏ hơn nhiều giá trị tiền tích lũy. Công ty không cần sử dụng các khoản nợ vay ngắn hạn bổ sung vốn lưu động. Với mức trả nợ trên 190 tỷ đồng mỗi năm theo lộ trình, ước tính mỗi năm, công ty sẽ tiết giảm được thêm trên dưới 20 tỷ đồng lãi vay, giúp gia tăng lợi nhuận.
Sự khởi sắc đồng đều tại các mảng hoạt động giúp lũy kế cả năm 2020, Đạm Phú Mỹ báo lợi nhuận sau thuế 701,6 tỷ đồng, trong đó phần lợi nhuận sau thuế dành cho cổ đông công ty mẹ đạt 691,3 tỷ đồng, tăng đến 83% so với năm 2019 và vượt hơn 60% chỉ tiêu lợi nhuận mà Đại hội cổ đông thường niên đã đề ra.
Thu nhập trên mỗi cổ phần (EPS) đạt 1.535 đồng, tăng gấp đôi so với năm 2019, các chỉ số hiệu suất sinh lời trên tổng tài sản, nguồn vốn cũng tăng mạnh, lần lượt đạt 6,2% và 8,2%, cao nhất trong nhiều năm trở lại đây.
Từ năm 2021, Đạm Phú Mỹ chính thức đưa vào sản xuất - kinh doanh thương mại sản phẩm Đạm Phú Mỹ + KeBo là sản phẩm phân đạm urê có hàm lượng đạm cao (46% N-Nitơ) và bổ sung thêm hai chất vi lượng (TE) quan trọng là Kẽm (Zn) và Boron (B) với tổng hàm lượng lên tới gần 1.000 ppm.
Khảo sát việc sử dụng Đạm Phú Mỹ + KeBo tại một số vùng sản xuất lớn như Đắk Lắk, Đồng Nai, Tiền Giang, Đồng Tháp... cho thấy, dù chịu thời tiết khắc nghiệt (rất khô hạn) nhưng cây phát triển rất nhanh, bộ lá xanh, bền màu, bản lá to, dày bóng.
Sự ra đời của các sản phẩm như Đạm Phú Mỹ + KeBo đã làm phong phú thêm bộ sản phẩm phân bón Phú Mỹ với phương châm tăng cường các chất vi lượng thiết yếu, dễ thiếu hụt trong đất, cung cấp thêm giải pháp dinh dưỡng tối ưu cho cây trồng, giúp tăng năng suất và chất lượng nông sản, hạn chế tác hại của sâu bệnh và điều kiện ngoại cảnh bất lợi, phù hợp cho sản xuất nông nghiệp an toàn theo tiêu chuẩn G.A.P.
Bộ sản phẩm ngày càng đa dạng là tiền đề để PVFCCo tăng trưởng bền vững./.
Hằng Nga