【nhận định liverpool vs fulham】Năm Thân nói chuyện khỉ

 人参与 | 时间:2025-01-13 07:24:09

Dịp nọ,ămThnnichuyệnkhỉnhận định liverpool vs fulham chúng tôi được gặp những lão cao niên, rồi nghe được một vài câu chuyện vui về loài khỉ. Tết này, cũng là năm Bính Thân, xin góp nhặt ít chuyện nhỏ kể lại để có thêm chút dư vị đón Tết đến, Xuân về...

Chỉ tay về mấy đứa nhỏ đang chăm chú xem bộ phim Tây du ký, ông Già Hai, cái tên thân thuộc mọi người vẫn gọi ông Lê Văn Chủ, ở ấp Sóc Ven, thuộc xã Định An, huyện Gò Quao, tỉnh Kiên Giang, nói: “Trẻ con bây giờ nói đến khỉ là hay nhắc đến Tề Thiên, vì từ thuở ấu thơ, tụi nó đã quen với hình ảnh bộ phim nổi tiếng rồi”.

Ông Già Hai gốc gác ở miệt Rạch Gốc (thuộc huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau), do mưu sinh nên mới về đây. Ông kể: “Quê quán tôi ở dưới Minh Hải (tỉnh Cà Mau ngày nay), xứ đó nước mặn, rừng đước, cây mắm nhiều, có nhiều khỉ sinh sống. Người dân quê tôi khi xưa hay có câu: “Nuôi khỉ dòm nhà”, vì khỉ rất khôn, có ai lạ đến là nó làm dữ lắm, ăn trộm thấy cũng sợ. Rồi ông bà nghe vùng này có đất đai trù phú nên về đây lập nghiệp”.

Lúc nói chuyện, khi nghe những gì không vừa ý, ông Già Hai hay đánh đùi cái đét, rồi cười lớn: “Con khỉ khô nè !”. Ông Già Hai nhớ lại, hình ảnh mấy con khỉ trên ghe hàng, bán hàng bông (đồ rẫy), một thời đã trở nên quen thuộc với tất cả mọi người. Ở vài nơi thuộc tỉnh Kiên Giang, Cần Thơ xưa, cũng có khỉ sinh sống, loài này có cái đuôi dài lắm nên mọi người hay gọi là khỉ đuôi dài, nhưng khỉ vùng này không nhiều bằng ở Đông Nam bộ hay Tây Nguyên.

Nhiều người kể, khi kênh xáng Xà No chưa đào, vùng đất Hỏa Lựu - Vị Thanh xưa vẫn còn nhiều động vật hoang dã, trong đó có khỉ.

Ông Già Hai còn nói rằng, khỉ biết sống rất nghĩa tình với con người. Một khi đã quen cửa, quen nhà, dù có thả ra khỉ cũng không bỏ đi, nhưng khi gặp đồng loại của nó thì lại khác. “Lần đó, tôi có bắt được con khỉ nhỏ, đem về nuôi được vài tháng và ngày xưa ra cửa là thấy rừng chứ không như bây giờ. Lúc đó, phía bìa rừng cũng có vài con khỉ mồ côi sinh sống, lâu lâu lại phát ra tiếng hú, tiếng kêu như tìm kiếm đồng loại, lúc đó con khỉ nhà tôi nghe xong, nó nhảy lên, bứt cọng dây buộc cổ, muốn chạy ra với đồng loại của nó. Thấy vậy, sau khoảng một tháng, tôi cũng thả nó ra luôn. Hồi nhỏ, tôi cũng từng nghe chuyện mấy người đi rừng bị lạc, được khỉ chỉ đường về, nhưng cũng không biết có thật hay không”.

Trong nhiều câu chuyện, loài khỉ hiện diện luôn gắn liền với những câu chuyện huyền ảo nơi ít người sinh sống. Bà Nguyễn Thị Bảy, người con gái ở đất Ô Môn về làm dâu ở ven con sông Cái Lớn mấy mươi năm, cười nói: “Hồi bên nhà trai qua dạm hỏi, con gái làng tôi ngại về vùng dưới này làm dâu lắm. Ai cũng nói: “Đất Cần Thơ nam thanh nữ tú, đất Rạch Giá vượn hú chim kêu”. Con gái mới lớn, nghe nói vượn, nghe nói khỉ thì sợ lắm, vì có nghe chuyện khỉ bắt cóc con gái đem vô rừng, nhưng đã lỡ thương rồi thì chịu chứ biết sao giờ. Hồi tôi về làm dâu, nơi đây có chim kêu, chứ vượn, khỉ thì đi đâu hết rồi !”.

Chắc có lẽ vì con gái Cần Thơ sợ làm dâu vùng đất dữ nên ca dao mới có câu rằng:

“Má ơi, đừng gả con xa,

Chim kêu, vượn hú, biết nhà má đâu”.

Nói đến loài khỉ, người ta lại nhắc đến những phương tiện phục vụ chuyện đi lại của con người gắn liền với tên chúng. Ông Hai Thu (Nguyễn Văn Thu), một người dân cố cựu ở Lâm trường Mùa Xuân, ấp Mùa Xuân, xã Tân Phước Hưng, huyện Phụng Hiệp, đố chúng tôi:

- “Đố mấy chú, chứ tại sao kêu là cầu khỉ ?”.

Cả nhóm chúng tôi nhìn nhau rồi nói:

- “Dạ, chắc là cầu nhỏ quá, cheo leo quá, nhìn nó như chỉ có con khỉ mới đi được nên mới gọi là cầu khỉ”.

Ông Hai Thu trầm ngâm chút, đưa điếu thuốc rê lên vo tròn mấy cái, rồi chép miệng nói: “Cầu khỉ là tên gọi dân gian, truyền từ đời này sang đời khác. Cũng không biết cây cầu khỉ có từ bao giờ, gốc gác thế nào, nhưng từ khi tôi còn rất nhỏ, đã thấy cây cầu khỉ rồi, nó quen thuộc như là chiếc xuồng ba lá của bà con miền Tây Nam bộ vậy!”.

Cầu khỉ mang một nét văn hóa của miền sông nước. (Ảnh chụp tại ấp 2A, xã Vị Tân, thành phố Vị Thanh).

Xứ lung bàu, sông rạch chằng chịt nên đi đứng khó khăn, nhưng còn nghèo quá, với lại cũng không có xe cộ như bây giờ nên chuyện qua sông, qua mương của mọi người đơn giản. Người ta chỉ bắc một cái cây cho vững, thậm chí không cần trụ, rồi lấy cây sào làm tay vịn mà đi qua. Nhà nào “sang” chút thì làm lan can bằng mấy cái cây nhỏ.

Ông Hai Thu kể rằng, ngày xưa gia đình ông sinh sống ở vùng Hỏa Lựu - Vị Thanh, sau đó mới chuyển về đây. Nghe ông bà kể lại, hồi mấy năm khi chưa có kênh xáng Xà No, nhiều nhóm người dân đến đây để khai phá đất đai, nhưng đất đai nhiều, mà làm ruộng theo kiểu “móc lõm” để trồng lúa nên bị khỉ, heo rừng, chim chóc phá nên công cuộc khai hoang vì thế rất gian nan. Mãi sau khi kênh xáng Xà No được đào xong, cuộc sống hai bên bờ kênh mới sung túc dần, thú dữ cũng không còn.

“Khỉ là động vật khôn lanh, thông minh, leo trèo trên cây thì không ai bằng, nhưng ngặt nỗi mỗi khi gặp nước lúc qua sông, qua suối thì chúng cũng ngại bị ướt nên loài khỉ hay lấy mấy nhánh cây khô bắc qua coi như làm cầu, mà không cần lội sông. Còn người ta, lúc đi qua cầu nhỏ, cũng khum khum, liêu xiêu như con khỉ nên mới có tên như vậy chăng!? Đó mới chỉ là những điều cha ông và dân gian kể lại, chứ không biết mấy ông nghiên cứu có biết tích tuồng gì khác không nữa”, ông Hai Thu bộc bạch.

Giờ thì cầu khỉ không còn nhiều, họa chăng lắm mới thấy một vài cây ở những nơi thưa thớt dân cư hoặc trong vườn nhà của những người dân, đó là một quy luật của sự phát triển. Nhìn về phía xa, còn những vạt rừng xanh thấp thoáng, ông Già Hai trầm ngâm bảo rằng, khi những khu rừng đã không còn, con người khai hoang, mở đất nhiều thì không chỉ loài khỉ, mà nhiều loài thú khác cũng ít dần đi, chỉ có thể bắt gặp trong… vườn thú !

Theo những tài liệu nghiên cứu khoa học, cùng với cu li, voọc, vượn thì khỉ được xếp loại là các loài linh trưởng tại Việt Nam. Ở Việt Nam có khỉ đuôi dài, khỉ đuôi lợn, khỉ vàng, khỉ mặt đỏ, khỉ mốc...

 

BẢO HOÀNG

顶: 2331踩: 71178