Khi doanh nghiệp đầu tư ra nước ngoài thì việc kiểm soát,ĐầutưvốnnhànướcvàoDNNănglựcgiámsátchưatheokịpthựctếcá cược hôm nay giám sát của Nhà nước càng khó và phức tạp. Hoạt động giám sát đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp; giám sát tài chính, đánh giá hiệu quả hoạt động và công khai thông tin tài chính của doanh nghiệp nhà nước (DNNN) tuy có tạo chuyển biến song chưa tuân thủ đúng các quy định. Xung quanh vấn đề này, phóng viên TBTCVN đã có cuộc trao đổi với bà Phạm Thị Tường Vân, Trưởng ban Chính sách tài chính doanh nghiệp, Viện Chiến lược và Chính sách tài chính, Bộ Tài chính. * PV: Thưa bà, sau một thời gian triển khai trong thực tế, bà đánh giá thế nào về hiệu quả giám sát, đánh giá, công khai thông tin tài chính của các DNNN? - Bà Phạm Thị Tường Vân:NĐ 87 thay thế Nghị định 61/2013/NĐ-CP, nhằm tăng hiệu quả giám sát vốn nhà nước vào DN. Về cơ bản, NĐ 87 đã quy định rõ về trách nhiệm giải trình của chủ thể giám sát. Nội dung giám sát đã tiệm cận với thông lệ quốc tế, chú trọng đến giám sát rủi ro. Việc công khai thông tin cũng đã tiệm cận đến những yêu cầu cao, có thể kiểm chứng. Tuy nhiên, sau một năm triển khai, về tổ chức triển khai thực hiện, có thể thấy còn một số những khó khăn cần có một giai đoạn để khắc phục. Cụ thể: Tính phối hợp và chia sẻ thông tin còn yếu, nặng về giám sát gián tiếp thông qua báo cáo; cơ quan quản lý thực hiện phương thức giám sát sau nên chưa đảm bảo tính kịp thời. Đặc biệt do yếu về cơ sở dữ liệu của DN nên các báo cáo chủ yếu mới chỉ dừng ở “chụp ảnh” mà chưa có phân tích sâu về hiệu quả hoạt động; thiếu các thông tin, chỉ tiêu để so sánh đánh giá. Năng lực giám sát của chủ sở hữu chưa tương xứng với số lượng, quy mô và mức độ phức tạp của đối tượng giám sát. |
| Bà Phạm Thị Tường Vân | |
|
Mặc dù trong một năm qua, nhiều đơn vị đã thực hiện công khai thông tin nhưng chưa đáp ứng đủ các yêu cầu theo quy định đề ra. Việc công khai cũng không đầy đủ, chỉ mang tính ví dụ. Tỷ lệ các đơn vị chưa công khai thông tin còn tương đối lớn (60%). Về giám sát tại DN cũng là một vấn đề đáng nói. Các quy định về giám sát và công khai thông tin chưa được thực hiện đầy đủ theo NĐ 87. * PV: Có ý kiến cho rằng DNNN không nên “đua nhau” mang số tiền lớn đầu tư ra nước ngoài. Bởi khi đầu tư ra nước ngoài, việc kiểm soát càng khó hơn. Dự án càng kéo dài càng đội vốn, rủi ro cao... Bà nghĩ sao về ý kiến trên, thưa bà? - Bà Phạm Thị Tường Vân:Đúng là khi đầu tư ra nước ngoài thì việc kiểm soát, giám sát của Nhà nước càng khó và phức tạp. Tuy nhiên, không phải vì vấn đề e ngại không kiểm soát được mà không mạnh dạn đầu tư ra nước ngoài. Trong thời kỳ thương mại hóa toàn cầu như hiện nay, việc các DNNN tham gia vào thương mại và đầu tư quốc tế là một xu hướng phát triển ở nhiều nước. Như vậy, việc đầu tư ra nước ngoài của DNNN ở Việt Nam cần xác định sẽ theo xu hướng chung của thế giới. Vấn đề là chúng ta cần nhận rõ vai trò, tầm quan trọng cũng như mức độ tác động đến phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia để hoàn thiện quản trị trong DNNN (theo hướng dẫn của OECD) cũng như hoạch định cơ chế, chính sách nhằm quản lý, giám sát có hiệu quả các dự án đầu tư ra nước ngoài. * PV: Thưa bà, để các quy định của NĐ 87 thực sự phát huy được vai trò trong việc giám sát, đánh giá hiệu quả vốn nhà nước đầu tư vào các DN, theo bà cần có những giải pháp cụ thể nào? - Bà Phạm Thị Tường Vân:Với nhiều quy định chi tiết, chặt chẽ, bên cạnh những kết quả đạt được, cũng cần xem xét đến những công việc các bộ, ngành cho đến DN cần tiếp tục triển khai trong thời gian tới. Ví dụ, để đáp ứng yêu cầu giám sát tài chính có hiệu quả thì từ phía cơ quan đại diện chủ sở hữu đến DN, giữa Bộ Tài chính và các bộ, ngành cần phải xây dựng một mạng cơ sở dữ liệu để kết nối giữa chủ sở hữu với DN và các bộ, ngành. Điều này đòi hỏi một nguồn lực lớn về thời gian, chi phí để thiết kế các điểm đầu cuối và vận hành thử nghiệm, cũng như cần các đơn vị để kiểm tra, đánh giá số liệu, xây dựng các chỉ tiêu,… Cũng cần phải tính đến khi số lượng quy trình với văn bản nhiều lên, nhiều công việc cần thực hiện thì cần phải có một bộ máy quản lý đủ lớn để đáp ứng. Vấn đề tính minh bạch và chi phí để duy trì cần phải được giải quyết. Về tiêu chí đánh giá xếp loại chưa thật phù hợp, còn lẫn giữa hai góc độ chủ sở hữu và cơ quan quản lý nhà nước. Kết quả chưa gắn với quyết định quản trị vốn nhà nước tại DN. Về trách nhiệm cảnh báo rủi ro, còn chồng chéo về quy định chức năng và nhiệm vụ trong cảnh báo rủi ro cho DN giữa cơ quan đại diện chủ sở hữu và cơ quan quản lý nhà nước, dẫn đến DN lúng túng khi nhận thông tin cảnh báo. Tuy nhiên, hạn chế này chỉ mang tính thời điểm, nếu có sự quyết tâm hành động từ phía cơ quan quản lý, chủ sở hữu và DN thì hạn chế sẽ được giải quyết. * PV: Xin cảm ơn bà! Hồng Sâm (thực hiện) |