当前位置:首页 > Cúp C1

【kết quả trận viettel】Giải ngân đầu tư công cần nhanh, quyết liệt và hiệu quả hơn

Giải ngân vốn đầu tư công qua Kho bạc Nhà nước đã đạt 55,ảingânđầutưcôngcầnnhanhquyếtliệtvàhiệuquảhơkết quả trận viettel8%
Chậm giải ngân vốn đầu tư công gây ra nhiều hệ lụy
Giải ngân 250,5 nghìn tỷ đồng vốn đầu tư công trong 8 tháng
Giải ngân đầu tư công cần nhanh, quyết liệt và hiệu quả hơn
Nhiều dự án trọng điểm được khỏi công sẽ góp phần thúc đẩy giải ngân đầu tư công từ nay đến cuối năm. Ảnh: Internet.

Giải ngân 328 nghìn tỷ đồng vốn đầu tư công

Theo số liệu từ Bộ Tài chính, đến ngày 30/9/2020 ước giải ngân đầu tư công đạt 57,15% so với kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao đầu năm.

Đáng chú ý, có 8 bộ, cơ quan trung ương và 23 địa phương ước tỷ lệ giải ngân đến ngày 30/9/2020 đạt trên 60%, trong đó, 12 đơn vị có tỷ lệ giải ngân trên 70%.

Bên cạnh các đơn vị giải ngân tích cực, Bộ Tài chính cho biết, vẫn còn 11 đơn vị có tỉ lệ giải ngân thấp với tỷ lệ đạt dưới 20%.

Liên quan đến con số giải ngân đầu tư công, bà Nguyễn Thị Hương, Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê cho biết, trong 9 tháng năm 2020, vốn đầu tư công thực hiện ước tính đạt gần 328 nghìn tỷ đồng, chiếm 22,7% vốn đầu tư toàn xã hội, tăng 31% so với cùng kỳ năm 2019.

Theo bà Nguyễn Thị Hương, việc tập trung đẩy nhanh giải ngân vốn đầu tư công chính là giải pháp kích cầu đầu tư, thúc đẩy sản xuất, tạo việc làm, duy trì đà tăng trưởng kinh tế.

"Tốc độ tăng vốn thực hiện từ nguồn ngân sách Nhà nước 9 tháng đều đạt mức cao nhất trong giai đoạn 2016-2020, đây là kết quả của việc đẩy mạnh thực hiện và giải ngân vốn đầu tư công nhằm duy trì đà tăng trưởng kinh tế trong bối cảnh đại dịch Covid-19 đã được kiểm soát tốt tại Việt Nam“, bà Hương nhấn mạnh.

Đại diện Tổng cục Thống kê cũng cho biết, vốn đầu tư công tập trung chủ yếu cho các công trình kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội trọng điểm. Khi nguồn vốn này được giải phóng sẽ có vai trò như “vốn mồi” thu hút nguồn vốn từ khu vực tư nhân và đầu tư nước ngoài, qua đó góp phần tăng tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội và duy trì tăng trưởng kinh tế ở mức hợp lý.

Được biết, trong 9 tháng đầu năm, cả nước thực hiện trên 21 nghìn công trình lớn, trong đó có gần 13 nghìn công trình thực hiện từ nguồn ngân sách nhà nước và trái phiếu Chính phủ, chiếm 52,3% tổng vốn đầu tư toàn xã hội.

Dư địa thúc đẩy tăng trưởng đầu tư công rất lớn

Tại phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 9 mới đây, nhấn mạnh kết quả giải ngân vốn đầu tư công tiếp tục được đẩy mạnh, tốc độ tăng vốn thực hiện đạt mức cao nhất trong 5 năm qua, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu từ nay đến cuối năm phải tiếp tục ưu tiên đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công để tăng trưởng kinh tế đạt kết quả từ 2,5-3%.

Nhiều đơn vị cũng đã thể hiện quyết tâm thực hiện mục tiêu giải ngân hết vốn đầu tư công được giao. Đơn cử như Bộ GTVT, tính đến cuối tháng 9/2020, Bộ GTVT đã giải ngân được gần 27 nghìn tỷ đồng/ 35.000 tỷ đồng vốn kế hoạch, đồng thời đã cam kết sẽ giải ngân hết toàn bộ số vốn đầu tư công năm 2020.

Về mục tiêu năm 2020 tăng trưởng GDP từ 2-3%, ông Dương Mạnh Hùng, Vụ trưởng Vụ Hệ thống tài khoản quốc gia (Tổng cục Thống kê) cho rằng, mức tăng trưởng kinh tế Việt Nam cả năm 2020 khả năng đạt trên 2% là rất khả thi nhờ nhiều yếu tố, trong đó có giải ngân vốn đầu tư công đạt mục tiêu kế hoạch đặt ra.

“Đến nay đầu tư công mới giải ngân được gần 60%, dư địa thúc đẩy tăng trưởng đầu tư công trong quý 4/2020 là rất lớn”, ông Dương Mạnh Hùng khẳng định.

Được biết, một dự án thành phần thuộc Dự án cao tốc Bắc - Nam phía Đông, Dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành, đường Hồ Chí Minh đoạn La Sơn - Túy Loan, đường cao tốc Mỹ Thuận - Cần Thơ, Bến Lức - Long Thành, các dự án đường sắt đô thị và các dự án cấp bách khác... đã và đang được khởi công sẽ góp phần lớn vào kết quả giải ngân vốn đầu tư công từ nay đến cuối năm.

Liên quan vấn đề này, ông Nguyễn Anh Dương, Trưởng Ban Nghiên cứu tổng hợp, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương cho rằng, đầu tư công đang được kỳ vọng là một trong những động lực quan trọng nhất của tăng trưởng kinh tế đất nước năm nay.

Tuy nhiên, tiến độ giải ngân vốn đầu tư công vẫn chưa tương xứng với kỳ vọng, dẫn tới lo ngại về việc hoàn thành mục tiêu giải ngân đầu tư công, dù kết quả cải thiện hơn so với những năm trước.

“Các nguồn lực cần phải được khơi thông và sử dụng một cách hiệu quả nhất, đặc biệt là nguồn lực từ đầu tư công. Theo đó, giải ngân vốn đầu tư công cần phải được thực hiện nhanh hơn, quyết liệt hơn và hiệu quả hơn, tuân thủ đúng kỷ luật ngân sách”, ông Nguyễn Anh Dương nhấn mạnh.

12 đơn vị có tỷ lệ giải ngân trên 70% gồm: Liên minh Hợp tác xã Việt Nam (100%), Ngân hàng Chính sách xã hội (95,32%), Hội Nhà văn Việt Nam (93,59%), Bộ Nội Vụ (87,67%), Viện Khoa học xã hội Việt Nam (73,49%), Thông tấn xã Việt Nam (70,06%); Hưng Yên (87,73%), Ninh Bình (82,46%), Thái Bình (79,5%), Hà Nam (71,15%), Tiền Giang (70,96%), Phú Yên (70,85%).

分享到: