游客发表
发帖时间:2025-01-10 01:58:08
Đầu tư vào DNNN còn dàn trải
Phát biểu khai mạc,ảnvốnNhànướcthôngquamứcđộnộpngânsáchcủadoanhnghiệpNhànướtrực tiếp nhật bản Thứ trưởng Nguyễn Hữu Chí cho biết: Giám sát tài chính là một trong những biện pháp quản lý, trong đó chủ sở hữu thông qua các hình thức, phương thức và các chỉ tiêu giám sát để thực hiện việc kiểm tra, đánh giá của mình đối với các hoạt động của doanh nghiệp. Qua đó, đánh giá hiệu quả hoạt động và phát hiện những rủi ro để cảnh báo doanh nghiệp. Mục tiêu cuối cùng của giám sát tài chính là nhằm bảo toàn và phát triển số vốn chủ sở hữu đã đầu tư vào doanh nghiệp.
Ở Việt Nam, đến năm 2016, Nhà nước đang đầu tư vốn tại hơn 1.000 doanh nghiệp; trong đó 781 doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn và 248 doanh nghiệp có cổ phần của Nhà nước. Tổng tài sản của các DNNN khoảng hơn 3.105 nghìn tỷ đồng với hệ số vốn sở hữu khoảng 40%.
Năm 2014, tỷ suất lợi nhuận trước thuế trên vốn chủ sở hữu của khối các tập đoàn kinh tế, tổng công ty là 16%; của khối doanh nghiệp độc lập thuộc bộ và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh là 10%. Theo Thứ trưởng, điều này cho thấy, số lượng doanh nghiệp có vốn đầu tư của Nhà nước hiện nay khá lớn nhưng lại đầu tư dàn trải vào nhiều doanh nghiệp, trên nhiều lĩnh vực và do nhiều cơ quan thực hiện chức năng đại diện chủ sở hữu. Điều này khiến công tác giám sát tài chính tại các DNNN và doanh nghiệp có vốn Nhà nước để có thể đạt mục tiêu giám sát là khó khăn.
"Đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng lãng phí, thất thoát trong đầu tư và quản lý vốn đầu tư của Nhà nước cũng như tình trạng hoạt động kém hiệu quả của các DNNN" - Thứ trưởng Nguyễn Hữu Chí khẳng định.
Giám sát tài chính đối với DNNN và các doanh nghiệp có vốn nhà nước là nhiệm vụ quan trọng của quá trình đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động của DNNN. Đặc biệt, trong bối cảnh Chính phủ đang đẩy mạnh quá trình tái cơ cấu DNNN, việc tăng cường hoạt động giám sát tài chính nhằm nâng cao hiệu quả đầu tư vốn nhà nước tại DN càng trở nên thời sự, cấp bách.
Giám sát đã hạn chế được thất thoát
Thực tế, theo đánh giá của Bộ Tài chính, những năm qua, công tác giám sát tài chính DNNN và doanh nghiệp có vốn Nhà nước cũng đã có những kết quả đáng khích lệ. Hệ thống cơ chế, chính sách để thực hiện quản lý và giám sát vốn đầu tư tại DNNN đã được Chính phủ, Bộ Tài chính ban hành đồng bộ và liên tục được sửa đổi cho phù hợp với thực tiễn. Việc hoàn thiện cơ chế, chính sách đã phần nào hạn chế được rủi ro thất thoát trong quản lý, đầu tư vón tại các DNNN.
Bên cạnh đó, quyền và nghĩa vụ của người đại diện phần vốn Nhà nước tại doanh nghiệp đã được xác lập rõ hơn. Phương thức quản lý, giám sát được thay đổi gắn với phân loại, đánh giá doanh nghiệp. Công tác quản lý, giám sát tài chính doanh nghiệp đã được triển khai thông qua các hoạt động kiểm toán báo cáo tài chính; phân tích, đánh giá, xếp loại doanh nghiệp; thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực hiện cơ chế chính sách tài chính doanh nghiệp.
Đối với các tập đoàn, tổng công ty Nhà nước, định kỳ hàng năm, Bộ Tài chính phối hợp với các bộ và địa phương thực hiện tổng hợp, phân tích, đánh giá về tình hình tài chính và kết quả kinh doanh báo cáo Quốc hội, Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ. Thông qua việc giám sát, phân tích và đánh giá hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp, Bộ Tài chính và cơ quan chủ sở hữu đã đưa ra kiến nghị và cảnh báo về rủi ro trong hoạt động của các DNNN để có giải pháp khắc phục kịp thời.
Tuy nhiên, Bộ Tài chính cũng nhìn nhận thấy, bên cạnh những kết quả đạt được, công tác giám sát tài chính tại các DNNN và doanh nghiệp có vốn Nhà nước trong những năm qua còn nhiều hạn chế, cơ chế phân cấp trong thực hiện các quyền sở hữu tại DNNN vừa phân tán, vừa chồng chéo; giám sát vốn nhà nước đầu tư tại DN chưa chặt chẽ, hiệu quả giám sát chưa cao; công tác giám sát tài chính được thực hiện chủ yếu đối với các đối tượng trực tiếp sử dụng vốn nhà nước vào hoạt động kinh doanh, chưa chú trọng đến giám sát quá trình thực thi chức năng đại diện chủ sở hữu Nhà nước,…
Đưa ra khuyến nghị cho Việt Nam để khắc phục những hạn chế trong giám sát tài chính đối với DNNN, GS.TS. Văn Tông Du- Phó Viện trưởng Viện Khoa học tài chính, Bộ Tài chính Trung Quốc cho rằng, các DNNN cần thiết phải báo cáo số liệu tài vụ hàng tháng, quý, năm cho Bộ Tài chính để kịp thời nắm bắt tình hình sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. Thông qua phân tích số liệu, Bộ Tài chính có thể dự đoán biến động và xu hướng kinh doanh của doanh nghiệp, từ đó điều chỉnh chính sách cho phù hợp.
Ngoài ra, một biện pháp cần thiết khác cần thực hiện là cho phép quản lý kinh doanh vốn Nhà nước thông qua mức độ nộp ngân sách của DNNN, trong đó có quản lý dự toán thu và chi đối với kinh doanh vốn Nhà nước. Việc quản lý dự toán thu chủ yếu dựa vào số liệu nộp lãi sau thuế của doanh nghiệp.
Để có thể thực hiện được phương thức giám sát trên, Bộ Tài chính Trung Quốc cũng đã phối hợp với các bộ, ngành khác ban hành hàng loạt các chính sách tác động thúc đẩy cải cách DNNN như trao quyền tự chủ, thực hiện khoán trong kinh doanh; chuyển từ mô hình Chính phủ chịu trách nhiệm vô hạn đối với DNNN sang tự chịu trách nhiệm hoặc công ty cổ phần; tiến hành chế độ cải cách chế độ cổ phần đa sở hữu đối với DNNN; sở hữu hỗn hợp tức là coi trọng thiết kế thượng tầng của Trung ương...
相关内容
随机阅读
热门排行
友情链接