Gần 17.000 tỷ đồng tiết kiệm từ chi trả nợ lãi
Tại phiên họp của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) ngày 15/5,ĐiềuhànhngânsáchGiảmthuphảigiảmchitươngứkết quả bóng đá đức đêm nay Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng đã trình bày báo cáo của Chính phủ về đánh giá bổ sung tình hình ngân sách nhà nước (NSNN) năm 2019 và những tháng đầu năm 2020,
Theo báo cáo, tổng thu NSNN năm 2019 đạt 1.551,1 nghìn tỷ đồng, vượt 139,77 nghìn tỷ đồng (tăng 9,9%) so với dự toán, tăng 93,77 nghìn tỷ đồng so với báo cáo Quốc hội, tỷ lệ huy động vào NSNN đạt 25,7% GDP, riêng từ thuế và phí đạt 21,1% GDP.
Đạt được kết quả nêu trên, trước hết là nhờ hoạt động sản xuất kinh doanh tiếp tục tăng trưởng mạnh trong những tháng cuối năm. Bên cạnh đó, các cơ quan thuế, hải quan đã phối hợp chặt chẽ với các lực lượng chức năng làm tốt hơn công tác quản lý thu, quyết liệt xử lý thu hồi nợ đọng thuế và các khoản kiến nghị truy thu qua công tác thanh tra, kiểm toán, nên nhiều khoản thu đạt cao hơn so với báo cáo Quốc hội.
Về chi, tổng chi NSNN đạt gần 1.748 nghìn tỷ đồng, vượt 114,7 nghìn tỷ đồng (+7%) so với dự toán, tăng 81,2 nghìn tỷ đồng so với báo cáo Quốc hội. Trong suốt quá trình thực hiện, các nhiệm vụ chi luôn được đảm bảo theo dự toán và tiến độ thực hiện, đồng thời xử lý kịp thời các nhu cầu chi cấp thiết phát sinh. Dự phòng NSNN được sử dụng đúng mục đích, đúng quy định của Luật NSNN, tập trung ưu tiên khắc phục thiên tai, dịch tả lợn Châu Phi và khôi phục sản xuất sau thiên tai, dịch bệnh, bổ sung vốn đầu tư các dự án quan trọng, cấp bách.
Kết thúc năm 2019, chi đầu tư (bao gồm cả số được phép chuyển nguồn sang năm 2020) đạt 438,4 nghìn tỷ đồng, vượt 9,1 nghìn tỷ đồng (+2,1%) so dự toán; chi thường xuyên đạt 1.004,6 nghìn tỷ đồng, vượt 5,2 nghìn tỷ đồng (+0,5%) so dự toán; chi dự trữ quốc gia đạt 1.646 tỷ đồng, vượt 546 tỷ đồng (49,6%) so dự toán; chi trả nợ lãi đạt xấp xỉ 108 nghìn tỷ đồng, đảm bảo thanh toán đầy đủ, kịp thời các nghĩa vụ nợ đến hạn theo cam kết, giảm 16,9 nghìn tỷ đồng so dự toán.
Tuy nhiên, tồn tại lớn trong điều hành năm 2019 là tiến độ giải ngân vốn đầu tư công nguồn NSNN vẫn chậm, cả năm đạt khoảng 70,8% dự toán, còn khoảng 128,96 nghìn tỷ đồng vốn chưa giải ngân phải chuyển nguồn sang năm 2020.
Đối với nguồn vượt thu và tiết kiệm chi của ngân sách trung ương (NSTƯ) năm 2019, tổng số là 49,1 nghìn tỷ đồng, gồm 32,2 nghìn tỷ đồng vượt thu (không kể số vượt thu viện trợ) và 16,9 nghìn tỷ đồng tiết kiệm chi trả nợ lãi. Chính phủ đã trình UBTVQH quyết định bố trí 12,88 nghìn tỷ đồng để tạo nguồn thực hiện cải cách chính sách tiền lương theo Nghị quyết số 27-NQ/TW; 2,1 nghìn tỷ đồng thưởng vượt thu và đầu tư trở lại theo cơ chế đặc thù cho các địa phương; 20 nghìn tỷ đồng thực hiện chính sách hỗ trợ người dân gặp khó khăn do đại dịch Covid-19; 14,1 nghìn tỷ đồng hỗ trợ đảm bảo cân đối NSTƯ và thực hiện các nhiệm vụ cấp bách trong phát triển KTXH năm 2020.
Đối với nguồn vượt thu của NSĐP, tổng số là 106 nghìn tỷ đồng, sau khi sử dụng số vượt thu tiền sử dụng đất, xổ số kiến thiết để bổ sung vốn đầu tư các dự án quan trọng (73,38 nghìn tỷ đồng) và dành nguồn cải cách tiền lương năm 2020 và tích lũy cho giai đoạn 2021-2025 (22,8 nghìn tỷ đồng), số còn lại được sử dụng theo các nội dung đã quy định trong Luật NSNN. Tuy nhiên, trước tác động của đại dịch Covid-19, Chính phủ báo cáo UBTVQH có hướng dẫn đề nghị các địa phương ưu tiên dành nguồn tăng thu còn lại này để thực hiện nhiệm vụ phòng chống dịch, hỗ trợ người dân trên địa bàn chịu tác động của dịch Covid-19 và hỗ trợ đảm bảo cân đối NSĐP trong trường hợp hụt thu so với dự toán Quốc hội giao (nếu có).
Về cân đối ngân sách, bội chi NSNN ở mức 202,97 nghìn tỷ đồng, bằng 3,36% GDP thực hiện, giảm 19 nghìn tỷ đồng so dự toán. Đến hết ngày 31/12/2019, dư nợ công ước bằng 54,7%GDP, dư nợ Chính phủ bằng 47,7%GDP và dư nợ nước ngoài của quốc gia bằng 47% GDP (mục tiêu giai đoạn 2016-2020, tương ứng là 65%, 54% và 50%GDP).
Sử dụng ngân sách dự phòng để chi ứng phó dịch bệnh
Về tình hình ngân sách năm 2020, báo cáo Chính phủ cho rằng, trước tác động của dịch bệnh, việc đạt được mục tiêu tăng trưởng 6,8% là thách thức rất lớn. Đồng thời, cũng tác động mạnh đến cân đối thu, chi NSNN các quý tiếp theo và cả năm 2020.
Thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ Tài chính đã nghiên cứu, đề xuất các giải pháp đồng bộ, mạnh mẽ về thu, chi NSNN để tháo gỡ khó khăn cho sản xuất - kinh doanh, đảm bảo an sinh xã hội và trật tự an toàn xã hội, ứng phó với dịch bệnh, như: gia hạn thuế và tiền thuê đất, nâng mức giảm trừ gia cảnh thuế thu nhập cá nhân, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp cho doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ, tăng chi tiền phụ cấp cho lực lượng phòng chống dịch, chi tiền ăn và khám chữa bệnh cho người bị cách ly...
Trong thời gian còn lại của năm 2020, Chính phủ chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương tiếp tục tập trung triển khai các giải pháp, trong đó yêu cầu đảm bảo cân đối ngân sách các cấp, điều hành sử dụng dự phòng NSNN triệt để tiết kiệm, trước mắt sử dụng khoảng 50% dự phòng của NSTƯ và NSĐP, tập trung cho các nhiệm vụ khắc phục hậu quả dịch Covid-19, các nhiệm vụ quan trọng về quốc phòng, an ninh.
Các địa phương thực hiện đúng nguyên tắc "trường hợp giảm thu phải giảm chi tương ứng"; chủ động sử dụng dự phòng, dự trữ và nguồn lực tại chỗ để chi phòng chống, khắc phục hậu quả thiên tai, dịch bệnh, thực hiện các chính sách đảm bảo an sinh xã hội, an toàn trật tự trên địa bàn và các nhiệm vụ chi cấp thiết phát sinh theo chế độ. Dành nguồn tăng thu ngân sách năm 2019 chuyển sang năm 2020 để thực hiện phòng chống dịch Covid-19 và hỗ trợ đảm bảo cân đối ngân sách địa phương trong trường hợp bị hụt thu (nếu có).
Thẩm tra sơ bộ về báo cáo của Chính phủ, Uỷ ban Tài chính ngân sách (UBTCNS) cơ bản đồng tình và đánh giá cao những nỗ lực của Chính phủ, của cả hệ thống chính trị trong việc thực hiện nhiệm vụ thu chi NSNN. Bên cạnh những kết quả đạt được, cơ quan thẩm tra cũng nêu rõ một số hạn chế, bất cập trong điều hành thu, chi NSNN. Đồng thời, UBTCNS cho rằng trong khi nhu cầu chi rất lớn và nhiều nhiệm vụ chi quan trọng, cấp bách phát sinh, việc giảm bội chi NSNN năm 2019 đã thể hiện sự cố gắng rất lớn của Chính phủ trong việc siết chặt kỷ cương, kỷ luật quản lý, điều hành NSNN. Với các chỉ số về nợ công đều giảm so với dự toán và số đã báo cáo Quốc hội, điều này cho thấy tình hình nợ công tiếp tục được quản lý, kiểm soát chặt chẽ hơn. |
H.Y