【ndbd】Khởi động chương trình đào tạo thương mại hóa kết quả nghiên cứu lần thứ 4
Sáng 4/8,ởiđộngchươngtrìnhđàotạothươngmạihóakếtquảnghiêncứulầnthứndbd tại Hà Nội, Cục Phát triển thị trường và doanh nghiệp KH&CN đã tổ chức buổi giới thiệu chương trình đào tạo thương mại hóa kết quả nghiên cứu lần thứ 4 (Leaders in Innovation Fellowships – Chương trình LIF năm 4).
Chương trình này được thực hiện tiếp theo sau thành công của chương trình LIF năm 3 với 14 học viên được lựa chọn để tham gia khóa tập huấn 2 tuần tại Vương quốc Anh vào tháng 2/2017.
Đây là chương trình hợp tác hỗ trợ của Viện Hàn lâm Kỹ thuật Hoàng gia Anh (Viện Hàn Lâm) được thực hiện tại một số nước đối tác với mục tiêu nâng cao năng lực cho các nhà khoa học, nhà sáng chế, doanh nghiệp trong lĩnh vực thương mại hoá kết quả nghiên cứu, đặc biệt là các giải pháp sáng tạo có ý nghĩa thực tiễn đóng góp vào sự phát triển kinh tế - xã hội cho đất nước.
Ngoài ra, Chương trình LIF còn giúp xây dựng mạng lưới quốc tế những nhà khoa học, nhà sáng chế, doanh nhân công nghệ xoay quanh Trung tâm Doanh nghiệp của Viện Hàn lâm. Mọi chi phí đi lại và ăn ở tại Vương quốc Anh của học viên đều được Viện Hàn lâm hỗ trợ 100%; ngoài ra, sau khoá học các học viên còn nhận được chứng chỉ tham gia chương trình do Viện Hàn lâm trao tặng và được các giảng viên hỗ trợ / tư vấn trong vòng 6-9 tháng sau khi quay trở lại Việt Nam.
Các ứng viên nộp các bản đề xuất ý tưởng cho một sản phẩm, phát minh hoặc giải pháp đổi mới sáng tạo thuộc các lĩnh vực như: Y tế và khoa học sự sống, nông nghiệp, môi trường, năng lượng, kỹ thuật đô thị/đô thị hóa, kỹ thuật số, các giải pháp sáng tạo khác có tác động tích cực đến kinh tế - xã hội.
Các tiêu chí để đánh giá các đề xuất sẽ tập trung vào chất lượng, tính mới và hiệu quả của giải pháp sáng tạo; tính khả thi, kích thích thị trường mục tiêu và khả năng lợi nhuận tiềm năng của mô hình kinh doanh; những đóng góp tiềm năng và thực tế cho sự phát triển kinh tế và xã hội cấp địa phương/ vùng/quốc gia; kinh nghiệm về hoạt động nghiên cứu chuyên nghiệp và tinh thần kinh doanh của ứng viên; khả năng và sự sẵn sàng chia sẻ kiến thực và kinh nghiệm với các nhà nghiên cứu khác về thương mại hóa công nghệ và xây dựng hệ sinh thái đổi mới sáng tạo ở Việt Nam của ứng viên; khả năng giao tiếp bằng tiếng Anh của ứng viên.
Toàn cảnh khởi động chương trình đào tạo thương mại hóa kết quả nghiên cứu lần thứ 4. Ảnh: Đăng Minh