Hạ viện Mỹ ngày 18/12 (giờ Mỹ) thông qua hai điều khoản luận tội Tổng thống Donald Trump gồm lạm dụng quyền lực và cản trở quốc hội. Tuy nhiên,ạviệnMỹluậntộithànhcôngnhưngôngTrumplàngườichiếnthắkq los angeles cuộc luận tội này của phe Dân chủ có thể vô tình trở thành “con dao hai lưỡi” khi phơi bày những điểm yếu của phe Dân chủ, trái lại tạo ra lợi thế chính trị cho ông Trump trước bầu cử, giúp tăng cường sự ủng hộ của đảng Cộng hòa đối với ông.
Ông Trump là tổng thống thứ ba trong lịch sử Mỹ bị Hạ viện luận tội. Ảnh: AP. |
Tỷ lệ ủng hộ tăng cao
Theo CNN, cả hai điều khoản luận tội được đưa ra bỏ phiếu tại Hạ viện đều liên quan đến cuộc điện đàm của Tổng thống Trump với Tổng thống Zelensky hôm 25/7. Tuy nhiên, có bằng chứng cho thấy tiến trình luận tội lại đang giúp nhà lãnh đạo này nhận được sự ủng hộ nhiều hơn về mặt chính trị. Theo kết quả một cuộc thăm dò được công bố sáng 18/12 - chỉ vài giờ trước cuộc bỏ phiếu, tỷ lệ ủng hộ ông Trump tăng từ 29% lên 45%, trong khi đó, tỷ lệ ủng hộ việc luận tội và phế truất ông giảm từ 52% xuống còn 46%.
Trong một khảo sát khác do CNN thực hiện, được công bố đầu tuần này, 45% người được hỏi cho biết họ ủng hộ luận tội và phế truất Tổng thống. Con số này giảm so với tỷ lệ 50% trong khảo sát giữa tháng 11. Cũng theo kết quả khảo sát này, tỷ lệ phản đối luận tội, phế truất là 46%, tăng 4 điểm phần trăm so với kết quả giữa tháng 11. CNN cũng tổng hợp kết quả sáu cuộc khảo sát toàn quốc gần đây nhất từ ngày 4/12 đến 15/12 và kết quả là 46% ủng hộ luận tội và phế truất, 49% không ủng hộ.
Xu hướng chung nổi lên thời gian gần đây cho thấy, việc đảng Dân chủ tập trung vào tiến trình luận tội đã trợ giúp, thay vì gây tổn hại ông Trump. Sự thay đổi các luồng ý kiến trong dư luận dù là nhỏ và mang tính chất tạm thời nhưng cũng khiến phe Dân chủ lo lắng về con đường họ đã chọn.
Cần phải nhắc lại rằng, Chủ tịch Hạ viện Mỹ Pelosi không muốn theo đuổi con đường luận tội và đã lên tiếng phản đối suốt mùa hè qua khi ngày càng có nhiều thành viên Dân chủ tuyên bố ủng hộ cuộc điều tra luận tội về hành vi của Tổng thống liên quan đến cuộc điều tra cáo buộc Nga can thiệp bầu cử Mỹ năm 2016 của công tố viên đặc biệt Robert Mueller. Bà lo ngại một cuộc luận tội đơn đảng sẽ gây chia rẽ đất nước và không đáng để đầu tư công sức.
Nhưng tất cả đã thay đổi khi một người tố cáo gửi đơn khiếu nại về hành động của Tổng thống Trump trong cuộc điện đàm ngày 25/7. Bà Pelosi không thể ngăn cản các thành viên trong đảng của mình thúc đẩy tiến trình luận tội Tổng thống. Việc bà miễn cưỡng chấp nhận không có nghĩa là những lo ngại của bà về tính chính trị của luận tội đã biến mất. Hơn ai hết, bà hiểu rằng luận tội luôn tạo ra sự hỗn loạn trong bầu cử Mỹ, có thể khiến tình thế bị lật ngược, bởi không ai dự đoán được các cử tri, đặc biệt là những cử tri độc lập hoặc chưa đưa ra quyết định sẽ phản ứng như thế nào.
“Luận tội sẽ khiến Tổng thống mạnh hơn”
“Tôi cho rằng việc luận tội sẽ khiến Tổng thống Trump trở nên mạnh hơn”, một trợ lý cấp cao của ông Trump nói với Time. Hiện nay, đội ngũ tranh cử của ông Trump đang dốc sức gây quỹ cho chiến dịch tranh cử của ông, tập hợp sự ủng hộ và chứng minh cho phe Dân chủ thấy được rằng tiến trình luận tội sẽ chỉ làm gia tăng lợi thế cho Tổng thống. Tờ Time cho biết, đã có sự gia tăng đột biến trong quỹ tranh cử của Tổng thống Trump thời gian gần đây nhờ chiến dịch truyền thông liên quan đến luận tội.
Bên cạnh đó, việc đảng Dân chủ tránh để tiến trình luận tội gây tắc nghẽn các hoạt động của chính phủ cũng giúp gỡ nút thắt trong các cuộc đàm phán về ngân sách và dự luật mà ông Trump mong muốn thúc đẩy như tăng lương trong lĩnh vực quân sự, đẩy lùi Đạo luật chăm sóc sức khỏe của cựu Tổng thống Obama và thông qua thỏa thuận thương mại USMCA.
Về phần mình, dù tỏ giận dữ trước cuộc bỏ phiếu tại Hạ viện nhưng ông Trump thừa nhận rằng luận tội không phải là điều tồi tệ nhất đối với ông khi ông sẵn sàng đối mặt với các thách thức, từ phiên tòa xét xử tại Thượng viện đến chiến dịch tranh cử năm 2020. “Đây là một điều đáng buồn của đất nước chúng ta nhưng dường như nó tốt cho tôi về mặt chính trị”, ông Trump phát biểu tại phòng Bầu Dục.
Giới phân tích cho rằng, Tổng thống Trump có lý do để tin như vậy, vì trên thực tế không có dấu hiệu nào cho thấy Thượng viện do đảng Cộng hòa kiểm soát sẽ bỏ phiếu để bãi nhiệm ông. Lãnh đạo phe đa số tại Thượng viện Mitch McConnell đã tuyên bố sẽ không đảm nhận vai trò bồi thẩm nếu phiên xét xử diễn ra.
Để tiến trình luật tội Tổng thống được thông qua, cần có 2/3 trong 100 thành viên trong Thượng viện chấp thuận. Điều này đồng nghĩa với việc sẽ phải có từ 67 nghị sĩ trở lên, trong đó có 20 nghị sĩ Cộng hòa phối hợp với 47 nghị sỹ Dân chủ bỏ phiếu thuận để Tổng thống Trump bị kết tội và bãi miễn. Tuy nhiên, khả năng này rất khó xảy ra bởi Tổng thống Trump vẫn duy trì được sự ủng hộ mạnh mẽ trong đảng Cộng hòa.
Và khi phiên tòa xét xử vẫn chưa được tiến hành, phe Cộng hòa tại Thượng viện đã có sẵn phương án để bảo vệ ông Trump. Theo đó, họ tìm cách chuyển trọng tâm của phiên tòa sang cựu Phó Tổng thống Joe Biden và những nhân vật tố cáo giúp khởi xướng cuộc điều tra luận tội, tờ New York Times cho biết.
Dễ gây phản tác dụng với phe Dân chủ
Cuộc bỏ phiếu về các điều khoản luận tội Tổng thống Trump đã cho thấy sự chia rẽ trong đảng Dân chủ. Đến nay, chưa một nghị sỹ Cộng hòa nào công khai chống lại ông Trump còn về phía Dân chủ đã có ít nhất hai thành viên thể hiện quan điểm chống lại tiến trình luận tội. Một số thành viên của đảng này thừa nhận, tiến trình luận tội Tổng thống có thể khiến họ mất đa số ghế tại Hạ viện, dù khẳng định rằng họ không còn lựa chọn nào khác ngoài việc phải làm như vậy.
Thượng Nghị sỹ Dân chủ Stephen Lynch của bang Massachusetts cho biết, “có khả năng” sẽ xảy ra một phản ứng dữ dội khiến phe Dân chủ mất quyền kiềm soát hạ viện. “Điều đó có thể làm tổn thương chúng tôi, có thể giúp Tổng thống nhưng không thay đổi được sự thật rằng Tổng thống đã vi phạm luật pháp và cố gắng lôi kéo chính phủ nước ngoài, gây ảnh hưởng đến cuộc bầu cử dân chủ của chúng ta”, ông Stephen Lynch nói.
Phe Dân chủ đã thành công khi khiến ông Trump trở thành Tổng thống thứ 3 của nước Mỹ bị luận tội. Nhưng lịch sử nước Mỹ cho thấy không một Tổng thống nào bị bãi nhiệm do quá trình luận tội. Trước đó, cựu tổng thống Andrew Johnson và Bill Clinton cũng rơi vào tình cảnh tương tự, song cả hai đều được tha bổng sau phiên tòa xét xử tại Thượng viện.
Một số nhà quan sát cho rằng, việc cố gắng loại bỏ ông Trump khỏi chiếc ghế Tổng thống sẽ không xóa bỏ được “chủ nghĩa Trump” hay giảm sự phân cực về chính trị tại Mỹ. Nếu ông Trump giành chiến thắng trong cuộc bầu cử Tổng thống năm 2020 thì cuộc luận tội của đảng Dân chủ có thể là một trong những lý do góp phần tạo nên điều này./.