【ket qua bong da anh hom nay】Sẽ chấm dứt chậm hoàn thuế cho doanh nghiệp
Điện tử hóa hoàn thuế
Thời gian qua,ẽchấmdứtchậmhoànthuếchodoanhnghiệket qua bong da anh hom nay không ít DN “phàn nàn” về việc cơ quan Thuế các cấp đã chậm trễ trong giải quyết hoàn thuế. Chỉ tính năm 2014, cơ quan Thuế trong cả nước đã tiếp nhận mới 22.074 hồ sơ hoàn thuế GTGT, với tổng số tiền đề nghị hoàn là 98.970,2 tỷ đồng. Tuy nhiên, trong tổng số hồ sơ được hoàn thuế thì có 647 hồ sơ chậm so với thời hạn quy định, chiếm tỷ lệ 2,9% hồ sơ đã giải quyết.
Để chấm dứt tình trạng này, lãnh đạo Bộ Tài chính đã ra “chỉ thị” cho ngành Thuế phải ứng dụng công nghệ thông tin trong việc tiếp nhận và trả kết quả hồ sơ hoàn thuế. Đồng thời phục vụ người nộp thuế tra cứu thông tin về tiến độ giải quyết hồ sơ hoàn thuế của cơ quan Thuế trên Trang thông tin ngành Thuế và thực hiện thanh, kiểm tra chống gian lận hoàn thuế.
Trên cơ sở đó, Tổng cục Thuế đã khẩn trương xây dựng Thông tư hướng dẫn và quy trình hoàn thuế GTGT để làm căn cứ đánh giá mức độ tuân thủ, xếp hạng rủi ro trong hoàn thuế GTGT để áp dụng thống nhất trong toàn Ngành.
Theo đó, cơ quan Thuế sẽ phân loại hồ sơ để phân luồng DN hoàn thuế trước, kiểm tra sau, hoặc kiểm tra trước, hoàn thuế sau. Việc thực hiện kiểm tra, thanh tra sau hoàn thuế cũng theo thứ tự ưu tiên. Đối với DN có mức độ tuân thủ pháp luật thuế thấp và có rủi ro trong quản lý thuế, cơ quan Thuế được áp dụng các biện pháp nghiệp vụ về quản lý theo quy định của pháp luật trong giải quyết hoàn thuế GTGT .
Do vậy, với quy trình mới này, sẽ rút ngắn thời gian tiếp nhận và giải quyết hồ sơ hoàn thuế cho DN. Cụ thể, tổng thời gian giải quyết hoàn thuế bao gồm cả thời gian giải quyết hồ sơ hoàn thuế GTGT tại cấp Chi cục thuế không quá 5 ngày làm việc đối với hồ sơ hoàn thuế nộp thừa. Đối với hồ sơ thuộc diện hoàn thuế trước, kiểm tra sau chậm nhất không quá 6 ngày làm việc. Trường hợp thuộc diện kiểm tra trước, hoàn thuế sau chậm nhất không quá 40 ngày. Các hồ sơ hoàn thuế GTGT đối với thiết bị, máy móc, phương tiện vận tải chuyên dùng nằm trong dây chuyền công nghệ và vật tư xây dựng thuộc loại trong nước chưa sản xuất được cần nhập khẩu để tạo tài sản cố định của DN, tối đa 3 ngày làm việc.
Giám sát cán bộ gây khó cho DN
Kể từ năm 2015, Ngân hàng Thế giới (WB) chính thức bổ sung 3 chỉ tiêu, trong đó có hoàn thuế GTGT để đánh giá chỉ số xếp hạng về thời gian nộp thuế trong Báo cáo môi trường kinh doanh tại Việt Nam. Theo bà Joana Nasr - đồng tác giả Báo cáo môi trường kinh doanh của WB, đối với chỉ tiêu về hoàn thuế, WB sẽ thu thập dữ liệu về thời gian làm hồ sơ hoàn thuế GTGT và thuế Thu nhập DN của các DN, bao gồm cả thời gian chuẩn bị các thông tin cần thiết để làm căn cứ xin hoàn thuế. Ngoài ra, còn xem xét thời gian cần thiết để được hoàn thuế GTGT hoặc thuế Thu nhập DN tính từ lúc nộp tờ khai đến khi nhận được khoản hoàn thuế đầu tiên.
Trong khi đó, theo Tổng cục Thuế, một trong những khó khăn của cơ quan Thuế dẫn tới sự chậm trễ trong giải quyết hồ sơ hoàn thuế thời gian qua là do hầu hết các hồ sơ này có vướng mắc trong quá trình giải quyết như: Hoá đơn mua vào của doanh nghiệp đang bị cơ quan Công an điều tra chưa có kết luận; cơ quan Thuế đang chờ xác minh hoá đơn của DN bán ra đang bị đình chỉ sử dụng do có thông báo bỏ địa chỉ kinh doanh và kết quả đối chiếu tờ khai xuất khẩu với cơ quan Hải quan cửa khẩu...
Do vậy, với việc ứng dụng công nghệ thông tin, các cơ quan quản lý sẽ trao đổi dữ liệu quản lý rủi ro DN nên cơ quan Thuế các cấp sẽ dễ dàng xác minh thông tin, giải quyết nhanh hồ sơ hoàn thuế cho DN, đảm bảo kinh phí hoàn thuế GTGT để hoàn thuế kịp thời cho doanh nghiệp ngay khi có quyết định hoàn thuế để tạo thuận lợi cho doanh nghiệp trong việc luân chuyển vốn kinh doanh.
Mặt khác, tới đây quá trình giải quyết hồ sơ hoàn thuế GTGT sẽ được công khai trên Cổng thông tin điện tử ngành Thuế và cục thuế các tỉnh, thành phố như: Thời điểm tiếp nhận hồ sơ hoàn thuế, văn bản giải trình, bổ sung thông tin tài liệu của người nộp thuế; thời điểm ban hành các văn bản (thông báo, quyết định) về giải quyết hoàn thuế của cơ quan Thuế.
Đây được xem là biện pháp mạnh để ngăn chặn CBCC ngành Thuế cố tình gây khó cho DN hoặc “bắt tay” với DN để gian lận tiền thuế của Nhà nước.