ETF liên tục có tiền
Đã có một sự dịch chuyển đáng chú ý trong dòng tiền nóng tại các quỹ ETF kể từ sau đợt tái cân bằng danh mục gần nhất tháng 3 vừa qua. Quỹ VNM liên tục bị rút vốn ròng và trên thị trường Việt Nam,ứngkhoántuầnVốnngoạicócòntiếptụcvàoròngmạnhtrongtuầntớkèo chắc thắng đêm nay quỹ này phải bán ra rất nhiều.
Đây là điều tương đối bất thường vì trong 3 tháng đầu năm nay, Quỹ này chỉ đạt mức vốn huy động khoảng 3,16 triệu USD, trong khi cùng kỳ 2014 là 175,79 triệu USD, cùng kỳ 2013 là 176,37 triệu USD, năm 2012 là 106,8 triệu USD…
Rõ ràng là dòng vốn nóng trên thị trường thế giới đang bị xáo trộn và Việt Nam bị ảnh hưởng. Trên thị trường niêm yết, giá chứng chỉ quỹ VNM cũng liên tục giảm. Điều này làm nổi lên lo ngại dòng vốn nóng thông qua các quỹ ETF sẽ tác động xấu đến thị trường Việt Nam.
May mắn là cơn rút vốn đã kết thúc và tuần này, Quỹ VNM bắt đầu có được vốn mới, thậm chí là khá nhiều. Trọn tuần, ngày nào VNM cũng huy động được vốn. Số lượng chứng chỉ quỹ tăng thêm trong tuần qua là 450.000 chứng chỉ. Phiên ngày 17/4 khi thị trường Việt Nam đã đóng cửa, quỹ lại bán thêm được 150.000 chứng chỉ nữa.
Như vậy, sang phiên thứ hai tuần tới, Quỹ này chắc chắn sẽ tiếp tục mua ròng. Lượng vốn ngoại tăng lên đã tạo lực hỗ trợ rất tốt cho thị trường trong giai đoạn này. Sự chuyển biến tích cực là, từ chỗ bị rút vốn, các quỹ ETF trở lại bình ổn và bắt đầu lại huy động được vốn.
Thực ra ngay trong những tuần mà quỹ ETF VNM phải bán ra trên thị trường Việt Nam thì vẫn có nhà đầu tư nước ngoài khác mua vào. Vốn ETF chỉ là một bộ phận cấu thành dòng vốn ngoại trên thị trường mà các Sở giao dich thống kê hàng ngày. Còn nhiều nguồn vốn khác từ bên ngoài vào thị trường Việt Nam, chỉ là không có sự thống kê minh bạch như ETF mà thôi. Khi ETF bán ra thì nhà đầu tư nước ngoài khác vẫn mua vào, nhưng quy mô mua nhỏ hơn quy mô bán.
Đến tuần này, không những nhà đầu tư nước ngoài khác vẫn tăng mua mà quỹ VNM cũng mua, mới đẩy giá trị giải ngân lên cực cao. Tổng lượng vốn mua vào của khối ngoại chỉ tính riêng khớp lệnh hai sàn tuần này đã là 1.538,8 tỷ đồng, chiếm 15,4% tổng giá trị khớp lệnh toàn thị trường. Lượng vốn này chỉ nhỏ hơn mức giải ngân trong tuần tái cân bằng danh mục giữa tháng 3 vừa qua. Mức vốn mua ròng đạt 1.028,4 tỷ đồng, bất ngờ là mức kỷ lục kể từ tháng 5 năm ngoái.
Điểm tựa có bền?
Với dòng vốn khá tốt của cả nhà đầu tư trong nước lẫn nhà đầu tư nước ngoài, những blue-chips tuần qua trở thành trụ cột thị trường. Tuy nhiên không thể phủ nhận rằng, động lực thực sự khiến cổ phiếu tăng vẫn chưa rõ ràng trong thời điểm hiện tại.
Cổ phiếu dầu khí, ngân hàng là hai yếu tố quan trọng nhất trong đợt phục hồi đang diễn ra. Đây cũng là những cổ phiếu nhận được lượng vốn mua vào mạnh nhất của nhà đầu tư nước ngoài. Bất kỳ nhịp biến động hàng ngày nào của các chỉ số cũng gắn chặn với biến động của những cổ phiếu thuộc hai nhóm này.
PVD là cổ phiếu được nhà đầu tư nước ngoài mua nhiều nhất trong tuần, khoảng 166,5 tỷ đồng ròng. PVS được mua khoảng 40,2 tỷ đồng, GAS khoảng 21,4 tỷ đồng. 3 cổ phiếu dầu khí này tác động mạnh đến thị trường thông qua vốn hóa và mức tăng lớn: PVD tuần qua tăng 16,7%, GAS tăng 7,3%, PVS tăng 11,7%.
Giá dầu thế giới tuần qua tăng mạnh nhất kể từ khi chạm đáy giữa tháng 1/2015 được cho là nguyên nhân giúp giá cổ phiếu dầu khí phục hồi mạnh như vậy. Ngoài câu chuyện bắt đáy do giá các cổ phiếu này đã sụt giảm sâu, vốn ngoại giải ngân rất mạnh cũng càng thúc đẩy lòng tham lên cao hơn.
Giá dầu đang ở ngưỡng quan trọng khi cuối tuần rồi chạm đỉnh cao nhất trong lần phục hồi đầu tiên cuối tháng 2/2015. Cũng giống như chứng khoán, đây là ngưỡng kháng cự kỹ thuật quan trọng. Mặt khác, các thông tin từ đại hội cổ động doanh nghiệp dầu khí mới đây đã hé lộ những kịch bản kết quả kinh doanh không được tích cực. Điều này cũng sẽ làm hạn chế kỳ vọng.
10 cổ phiếu biến động tăng/giảm lớn nhất trên HSX trong tuần | |||||||
Mã CK | Giá đóng cửangày 17/4 | Giá đóng cửangày 10/4 | Mức giảm % | Mã CK | Giá đóng cửangày 17/4 | Giá đóng cửangày 10/4 | Mức tăng |
NVN | 1,3 | 1,6 | -18,75 | STT | 5,4 | 4,5 | 20 |
KAC | 9,7 | 11,9 | -18,49 | DAG | 14,4 | 12,1 | 19,01 |
VST | 1,7 | 2 | -15 | PVD | 53 | 45,4 | 16,74 |
POM | 6,4 | 7,3 | -12,33 | SII | 26,3 | 22,8 | 15,35 |
DTT | 8 | 9 | -11,11 | NAV | 7,6 | 6,7 | 13,43 |
HRC | 42 | 46,5 | -9,68 | STG | 28 | 25 | 12 |
DCT | 2 | 2,2 | -9,09 | HHS | 20,7 | 18,6 | 11,29 |
VIS | 7,1 | 7,7 | -7,79 | PXL | 3,4 | 3,1 | 9,68 |
MHC | 12,3 | 13,3 | -7,52 | VCF | 219 | 200 | 9,5 |
10 cổ phiếu biến động tăng/giảm lớn nhất trên HNX trong tuần | |||||||
Mã CK | Giá đóng cửangày 17/4 | Giá đóng cửangày 10/4 | Mức giảm | Mã CK | Giá đóng cửangày 17/4 | Giá đóng cửangày 10/4 | Mức tăng% |
ITQ | 13,2 | 19,9 | -33,67 | SDC | 30 | 19,9 | 50,75 |
L14 | 30 | 38,3 | -21,67 | MCC | 17,9 | 14,9 | 20,13 |
V21 | 4,8 | 5,9 | -18,64 | HDA | 11,4 | 9,5 | 20 |
CTM | 2,5 | 3 | -16,67 | SDY | 5,5 | 4,6 | 19,57 |
PPG | 2,4 | 2,8 | -14,29 | VC3 | 17,9 | 15 | 19,33 |
KSK | 3,1 | 3,6 | -13,89 | DC2 | 3,2 | 2,7 | 18,52 |
PCT | 8,3 | 9,6 | -13,54 | VMC | 22,4 | 19,1 | 17,28 |
TST | 6 | 6,7 | -10,45 | TV3 | 29 | 25,5 | 13,73 |
SRA | 1,8 | 2 | -10 | VE2 | 12 | 10,6 | 13,21 |
Đối với nhóm ngân hàng, cơ hội tăng trưởng rộng hơn do liên quan đến những kỳ vọng dài hạn của hoạt động M&A. Nhóm ngân hàng cũng là những cổ phiếu được nhà đầu tư nước ngoài mua vào rất mạnh: Tuần qua VCB được mua ròng 80 tỷ đồng, BID là 79,4 tỷ đồng, CTG là 47,3 tỷ đồng, SHB khoảng 13,6 tỷ đồng…
Các cổ phiếu ngân hàng là những mã được dòng vốn ngoại mua vào bền bỉ nhất, thậm chí như BID đượ mua ròng liên tục kể từ đầu tháng 2. Chính vì vậy, triển vọng khối ngân hàng sẽ làm điểm tựa dài hơi hơn dầu khí.
Một điểm tựa quan trọng khác là dòng vốn ngoại liệu còn tiếp tục đổ vào thị trường nữa hay không. Rất khó để dự đoán, nhưng có thể căn cứ trên mức chênh lệch giữa giá chứng chỉ quỹ đang giao dịch và giá trị tài sàn ròng của quỹ thì triển vọng vẫn là hút vốn. Mức chênh lệch này đang là +2,66%.
Mặc dù thị trường được cấu thành từ rất nhiều cổ phiếu và nhóm cổ phiếu khác nhau, nhưng các mã dầu khí, ngân hàng có sức nặng đáng kể nhất. Thị trường thường xuyên quan sát biến động ở những mã này trong mối tương quan với chỉ số. Nếu như dòng vốn ngoại dừng hỗ trợ ở hai nhóm cổ phiếu này, những tác động chắc chắn sẽ được nhìn thấy.
Quy mô giao dịch toàn thị trường 2 tuần vừa qua | |||
Ngày | Tổng giá trị khớp lệnh (tỉ đồng) | Tổng giá trị Nước ngoài mua (tỉ đồng) | Tổng giá trị Nước ngoài bán (tỉ đồng) |
04/06/2015 | 1.161,8 | 163,7 | 108,9 |
04/07/2015 | 1.807,6 | 121,0 | 210,8 |
04/08/2015 | 1.528,5 | 151,7 | 218,6 |
04/09/2015 | 1.738,5 | 117,5 | 106,9 |
04/10/2015 | 2.028,1 | 178,1 | 82,9 |
13/4/2015 | 1.608,5 | 204,5 | 86,5 |
14/4/2015 | 1.572,8 | 222,2 | 44,2 |
15/4/2015 | 1.898,3 | 238,1 | 88,9 |
16/4/2015 | 2.403,4 | 340,1 | 121,0 |
17/4/2015 | 2.530,7 | 533,9 | 169,7 |
Trọng Nghĩa