【thống kê arsenal】Làm rõ liên minh “ma quỷ” trong đường dây buôn lậu 850 m3 gỗ giáng hương

 人参与 | 时间:2025-01-11 06:53:05
850 m3 gỗ giáng hương Tây Phi “đội lốt” hàng Trung Quốc
Lô hàng 50 container gỗ đang được kiểm đếm tại cảng. 	Ảnh: T.H
Lô hàng 50 container gỗ đang được kiểm đếm tại cảng. Ảnh: T.H

Địa chỉ công ty là cửa hàng tạp hóa

Sau khi phát hiện hàng hóa không đúng khai báo (khai gỗ gõ nhưng thực nhập gỗ giáng hương Tây Phi), Đội Kiểm soát chống buôn lậu khu vực miền Nam (Đội 3 Cục ĐTCBL) tiếp tục điều tra xác minh tại nhiều tổ chức và làm việc với nhiều cá nhân liên quan để làm rõ hành vi vi phạm.

Công chức Đội Điều tra hình sự (Đội 7, Cục Điều tra chống buôn lậu) trực tiếp xử lý vụ án chia sẻ:

Điều kiện để vào TPHCM phải tiêm đủ 2 mũi vắc xin, có kết quả xét nghiệm SARS-Cov 2 âm tính… Do đi lại trong thời điểm giãn cách suốt đường đi không có các cở dịch vụ (nhà nghỉ, quán ăn, cửa hàng sửa xe…) hoạt động, nên suốt 1 tuần di chuyển từ Hà Nội vào TPHCM và ngược lại, anh em phải ăn nghỉ hoàn toàn trên ô tô. Khi về Hà Nội lại phải cách ly 2 tuần theo quy định. Đấy là chưa kể các rủi ro có thể gặp trên đường như ô tô bị hỏng gần như không có cơ sở sửa chữa hay cứu hộ.

Cụ thể, Đội 3 thu thập hồ sơ tại Chi cục Hải quan cửa khẩu cảng Sài Gòn khu vực 1, phát hiện trên các hồ sơ, chứng từ của Công ty TNHH Inbe Á Châu đều do ông Nguyễn Hữu Lợi, Phó Giám đốc ký tên và đóng dấu. Cùng với đó là thu thập hồ sơ tại Sở Kế hoạch và Đầu tư TPHCM liên quan đến việc đăng ký thành lập và các di biến động của Công ty TNHH Inbe Á Châu. Thời điểm đó, hồ sơ thể hiện Công ty này vẫn đang hoạt động bình thường, Giám đốc, đại diện pháp luật thời điểm xảy ra vi phạm là ông Đỗ Thái Toàn, sinh năm 1982, thường trú tại: 80/30 Tổ 26, KP5, phường Trảng Dài, TP Biên Hòa, Đồng Nai.

Kết quả xác minh tại hãng tàu MSC Việt Nam, đại diện hãng tàu cho biết lô hàng 50 container gỗ nêu trên do người gửi hàng là Shipper BIG KEEN HOLDINGS LTD, địa chỉ: Ubilee Center, 46 Gloucester Road 1 Queen s Road Central Hong Kong, thực hiện. Người nhận hàng tại Việt Nam là đại lý hãng tàu Công ty TNHH vận tải biển và tiếp vận Phương Đông. Hãng tàu MSC đã phát lệnh giao hàng cho đại lý là Công ty TNHH vận tải biển và tiếp vận Phương Đông. Tháng 7/2019, Công ty TNHH vận tải biển và tiếp vận Phương Đông gửi scan 2 đơn từ chối nhận hàng và đề nghị hãng tàu MSC cho sang cont để tái xuất đối với lô hàng này. Tuy nhiên hãng tàu MSC nhận thấy chưa đủ cơ sở pháp lý để giải quyết theo đề nghị của Công ty TNHH vận tải biển và tiếp vận Phương Đông nên không liên hệ với cơ quan Hải quan để làm thủ tục tái xuất.

Theo xác minh tại Công ty TNHH vận tải biển và tiếp vận Phương Đông, lô hàng này gồm 50 container gỗ, theo khai báo trên vận đơn là gỗ được vận chuyển từ cảng Shekou (Trung Quốc) về cảng đích là SP ITC TPHCM. Công ty TNHH vận tải biển và tiếp vận Phương Đông chỉ là đại lý vận chuyển. Người nhận hàng sau cùng (chủ của lô hàng) là Công ty TNHH Inbe Á Châu đã nhận lệnh giao hàng.

Ngày 28/11/2019, Đội 3 phối hợp với Công an Phường 26 (quận Bình Thạnh, TPHCM) xác minh tại địa chỉ 51 Nguyễn Xí, phường 26, quận Bình Thạnh, TPHCM là địa điểm Công ty TNHH Inbe Á Châu đăng ký kinh doanh. Kết quả, tại địa chỉ này là cửa hàng tạp hóa bán đường, sữa, gạo… không treo bảng hiệu và không có nhân sự của Công ty TNHH Inbe Á Châu làm việc.

Những quan hệ phức tạp quanh Công ty TNHH Inbe Á Châu

Đội 3 làm việc với những người có liên quan. Cụ thể, ông Phạm Đình Tuân (quê An Giang), người mở tờ khai và làm thủ tục thông quan cho lô hàng. Tại buổi làm việc, ông Tuân cung cấp cho Tổ công tác số điện thoại của ông Nguyễn Hữu Lợi và giải thích các nội dung liên quan đến lô hàng do ông Lợi điều hành. Tuy nhiên, sau buổi làm việc, ông Tuân đã không liên hệ lại và Đội 3 cũng không liên lạc được với ông Tuân.

Theo Công an tỉnh An Giang, chứng minh nhân dân mang tên Phạm Đình Tuân là có thật. Nhưng xác minh địa chỉ thường trú tại phường Mỹ Thạnh (TP Long Xuyên, An Giang), Phạm Đình Tuân không cư trú tại địa phương, chính quyền không biết đang làm gì, ở đâu.

Trong khi đó, ông Nguyễn Hữu Lợi khai: Công ty TNHH Inbe Á Châu được thành lập lần đầu vào ngày 28/12/2010 do ông Nguyễn Tấn Lạc làm Giám đốc, ông Lợi là Phó Giám đốc.

Khoảng năm 2015, Công ty thay đổi bầu ông Lợi làm Giám đốc, đại diện pháp luật, ông Lạc là chủ doanh nghiệp, người bỏ vốn đầu tư kinh doanh. Ngành nghề kinh doanh của Công ty TNHH Inbe Á Châu là xây dựng, trang trí nội thất trong nội địa, không kinh doanh lĩnh vực xuất nhập khẩu.

Tháng 6/2018, Công ty TNHH Inbe Á Châu thay đổi Giám đốc, đại diện pháp luật cho ông Đỗ Thái Toàn. Kể từ đây ông Lợi và ông Lạc nghỉ không tham gia hoạt động của Công ty TNHH Inbe Á Châu, toàn bộ Công ty thuộc quyền sở hữu, điều hành của ông Toàn.

Tháng 6/2020, Công ty TNHH Inbe Á Châu tiếp tục thay đổi Giám đốc, đại diện pháp luật cho ông Nguyễn Trung Hòa. Ông Lợi được ông Toàn nhờ làm các thủ tục chuyển nhượng Công ty cho ông Hòa.

Theo ông Lợi, lô hàng 50 container gỗ không phải của mình mà của ông Phạm Đình Tuân. Khoảng tháng 5/2019, ông Tuân nhờ ông Lợi tìm giúp một Công ty để nhập khẩu gỗ vì ông Tuân có hàng nhập khẩu nhưng không có Công ty để làm thủ tục.

Ông Tuân hứa đến ngày 5/12/2019 sẽ trả cho ông Lợi 50 triệu đồng tiền thù lao. Ông Lợi đến tìm gặp ông Toàn đặt vấn đề nhờ mượn Công ty để nhập khẩu và xin ông Toàn ủy quyền cho chức danh Phó Giám đốc Công ty TNHH Inbe Á Châu (ủy quyền bằng văn bản để giao dịch nhưng không đăng ký tại Sở Kế hoạch và Đầu tư TPHCM). Ông Toàn đồng ý cho ông Lợi mượn Công ty TNHH Inbe Á Châu và làm văn bản ủy quyền cho Lợi làm Phó Giám đốc. Ông Lợi hứa xong việc sẽ chia sẻ tiền thù lao cho ông Toàn.

Ông Lợi xác nhận là người ký giấy giới thiệu khống và toàn bộ hồ sơ, chứng từ liên quan đến nhập khẩu lô hàng này theo yêu cầu của ông Tuân và giao cùng chữ ký số cho ông Tuân để Tuân đi làm thủ tục nhập khẩu hàng.

Ông Lợi cho biết, việc nhập khẩu lô hàng nêu trên là do ông Lợi xin ông Toàn cho mượn Công ty TNHH Inbe Á Châu và mượn chức danh Phó Giám đốc. Ông Toàn do nể, tin tưởng ông Lợi nên cho mượn Công ty nhưng ông Toàn không liên quan. Còn ông Nguyễn Tấn Lạc do đã chuyển nhượng Công ty và nghỉ kinh doanh nên không biết việc này. Hiện nay ông Lợi không liên lạc được với ông Tuân và cũng chưa nhận được tiền thù lao ông Tuân trả.

Đối với ông Nguyễn Trung Hòa, người nhận chuyển nhượng lại doanh nghiệp, hiện đang là Giám đốc, đại diện pháp luật Công ty TNHH Inbe Á Châu, ông Hòa cho biết, nhận chuyển nhượng lại Công ty này từ ngày 30/6/2020 do ông Toàn là Giám đốc, đại diện pháp luật. Ông Lợi thay mặt Giám đốc Đỗ Thái Toàn đứng ra thuê dịch vụ làm thủ tục chuyển nhượng Công ty sang tên cho ông Hòa. Ông Hòa không biết và cũng chưa bao giờ gặp mặt ông Toàn.

Ông Hòa đề nghị được đứng ra chịu trách nhiệm về mặt tài chính để giải quyết lô hàng 50 container gỗ của Công ty TNHH Inbe Á Châu.

Căn cứ các Điều 163 và Điều 169 Bộ luật Tố tụng hình sự và Quyết định chuyển vụ án của Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Cục Điều tra chống buôn lậu chuyển hồ sơ, vật chứng vụ án đến PC03 (Công an TPHCM) đề nghị tiếp nhận để điều tra theo quy định của pháp luật.

Theo đại diện Đội 3, việc chuyển hồ sơ và vật chứng của vụ án gặp rất nhiều khó khăn do thời điểm này tình hình dịch bệnh Covid-19 trong nước đang diễn biến rất phức tạp; nhiều tỉnh, thành phố trong cả nước đang thực hiện các biện pháp giãn cách xã hội nghiêm ngặt để phòng chống dịch, trong đó có Hà Nội và TPHCM.

Vì vậy, các phương tiện giao thông bị hạn chế hoặc dừng hoạt động, đặc biệt là phương tiện giao thông giữa Hà Nội và TPHCM. Để đảm bảo thời gian chuyển hồ sơ cho cơ quan Công an đúng thời gian quy định, Cục Điều tra chống buôn lậu phải tổ chức tổ công tác di chuyển từ Hà Nội vào TPHCM bằng ô tô.

顶: 25踩: 15