Doanh nghiệp nào tuyển dụng dẫn đầu nhóm ngành bất động sản - cho thuê | |
Doanh nghiệp rộn ràng thực hiện đơn hàng ngay sau kỳ nghỉ Tết | |
Ổn định lao động,ồidàođơnhàngdoanhnghiệpthủysảnrộnràngtuyểnthêmlaođộbang cep hang y doanh nghiệp tăng tốc sản xuất ngay từ đầu năm |
Lãnh đạo tỉnh Đồng Tháp thăm, động viên Công ty Hùng Cá. Ảnh: DN |
Doanh thu xuất khẩu tăng mạnh
Theo Công ty CP Thủy sản Vĩnh Hoàn, trong tháng 1/2022, doanh nghiệp đạt tổng doanh thu 777 tỷ đồng, tăng 23%. Trong đó, sản phẩm chủ lực là cá tra phile tăng 11%, đạt 489 tỷ đồng và chiếm hơn nửa tổng doanh thu tháng. Hiện Vĩnh Hoàn có 6 nhà máy chế biến cá tra, với năng lực sản xuất filê cá tra khoảng 1.000 tấn/ngày, xuất khẩu đi 46 quốc gia và vùng lãnh thổ.
Về thị trường xuất khẩu, riêng Trung Quốc giảm 36% xuống còn 27 tỷ đồng, hầu hết các quốc gia còn lại đều tăng đáng kể. Trong đó, xuất đi châu Âu tăng 20%, đạt 131 tỷ đồng - chiếm tỷ trọng lớn thứ ba và xuất đi Mỹ tăng 25% lên 332 tỷ đồng - chiếm tỷ trọng lớn thứ hai trong cơ cấu doanh thu xuất khẩu tháng đầu năm qua. Các thị trường xuất khẩu của Vĩnh Hoàn đều phục hồi mạnh vào cuối năm 2021, đặc biệt là thị trường Mỹ. Đáng chú ý, doanh thu xuất khẩu sang Mỹ của Vĩnh Hoàn đạt hơn 1.200 tỷ đồng, tăng 91% so với cùng kỳ năm trước. Lợi nhuận sau thuế tăng đến 171% lên mức 455 tỷ đồng, cao nhất kể từ quý 3/2018. Đây là lợi thế, giúp Vĩnh Hoàn tiếp tục gia tăng xuất khẩu sang thị trường tiềm năng này.
Tương tự, Công ty CP Thủy sản Sao Ta (FMC) cũng đạt doanh thu trong tháng 1 tăng gấp đôi nhờ xuất khẩu tôm. Theo đó, trong tháng 1/2022, công ty đạt kết quả kinh doanh ấn tượng. Trong đó, sản xuất tôm thành phẩm đạt 1.820 tấn, bằng 140%; sản xuất nông sản đạt 164 tấn, bằng 115%; doanh số tiêu thụ 28,9 triệu USD, bằng 190% so cùng kỳ năm 2021. Theo FMC, doanh số kinh doanh của doanh nghiệp tăng mạnh do lô hàng xuất khẩu cận cuối năm 2021 điều chỉnh sang tiêu thụ năm 2022 và Công ty Khang An (công ty con của FMC) có doanh số cao hơn hẳn so với tháng 1/2021 là tháng đầu tiên hoạt động nên doanh số còn thấp. Doanh số này cũng là một mốc mới trong quá trình phát triển của Sao Ta nói chung.
Được biết, nhờ xuất khẩu, năm 2021, FMC ghi nhận doanh thu đạt mức kỷ lục gần 5.200 tỷ đồng, tăng 17% so với cùng kỳ. Lợi nhuận sau thuế cũng tăng 27% lên 287 tỷ đồng, cao nhất kể từ khi hoạt động.
Nhìn lại năm 2021, ngành xuất khẩu thủy sản của Việt Nam đối mặt với không ít khó khăn do đại dịch Covid-19 cũng như sự tăng nóng của giá cước... nhưng vẫn hoàn thành chỉ tiêu cả năm. Đây cũng là tiền đề để kỳ vọng xuất khẩu thủy sản năm 2022 tiếp tục được mở rộng, đưa chỉ số cạnh tranh Việt Nam tăng trên thị trường.
Nhận định về triển vọng năm 2022, Công ty Chứng khoán VCBS cho rằng, ngành thủy sản còn có tiềm năng lớn từ các FTA mới như EVFTA và CPTPP. EU là thị trường xuất khẩu thủy sản lớn thứ 3 của Việt Nam, sau Mỹ và Nhật Bản, chiếm trên 17-18% trong tổng giá trị xuất khẩu thủy sản của Việt Nam. Trong đó riêng sản phẩm tôm, EU chiếm 22% tỷ trọng, cá tra chiếm 11%, các mặt hàng hải sản chiếm 30-35%. Theo Hiệp định EVFTA, có khoảng 220 số dòng thuế các sản phẩm thủy sản có thuế suất cơ sở 0-22%; trong đó phần lớn thuế cao từ 6-22% được về 0% ngay khi Hiệp định có hiệu lực, số dòng thuế còn lại sẽ được cắt giảm về 0% theo lộ trình 3-7 năm. Bên cạnh đó, Hiệp định RCEP có hiệu lực từ ngày 1/1/2022 cũng được kỳ vọng tạo cú hích cho xuất khẩu thuỷ sản, đặc biệt là tại các thị trường Nhật bản, Hàn Quốc, Australia…
Tuyển thêm lao động, đáp ứng đơn hàng
Là một trong những doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản lớn tại Đồng Tháp, tại buổi làm việc với lãnh đạo tỉnh Đồng Tháp vào cuối tuần qua, lãnh đạo Công ty TNHH Hùng Cá chia sẻ, công ty có 4 nhà máy chế biến thủy sản đông lạnh với công suất chế biến 600 - 1.200 tấn cá nguyên liệu/ngày, 2 nhà máy chế biến thức ăn thủy sản với công suất 1.600 tấn thành phẩm/ngày, 1 nhà máy chế biến bột cá, dầu cá công suất 600 tấn phụ phẩm/ngày, vùng nuôi cá tra của công ty và liên kết hộ nuôi trong tỉnh hơn 750ha. Công ty tạo việc làm ổn định cho trên 6.500 lao động tại địa phương. Hiện công ty có đơn hàng rất nhiều, giao hàng không kịp cho khách hàng, nên đang tuyển thêm công nhân thực hiện các đơn hàng xuất khẩu…
Tương tự, ông Phạm Hoàng Việt, Tổng giám đốc Công ty CP thực phẩm Sao Ta cho biết, do đây là mùa nghịch, tôm nguyên liệu ít và giá cao nhưng nhờ có nguồn dự trữ trong kho nên công ty vẫn đảm bảo duy trì sản xuất, đáp ứng đơn hàng cho các đối tác nước ngoài. Trước mắt công ty sẽ tuyển thêm khoảng 700 lao động cho các nhà máy chế biến để thực hiện các đơn xuất khẩu. Ngoài ra, nhiều doanh nghiệp thủy sản cũng tuyển thêm công nhân, mở rộng sản xuất, như: Công ty CP chế biến thủy sản Út Xi tuyển khoảng 400 lao động sau Tết; Công ty Thủy sản Khánh Sủng đang có nhu cầu tuyển thêm 500 công nhân; Công ty CP thủy sản sạch Việt Nam, Công ty CP thủy sản Sóc Trăng cũng dự kiến tuyển trên 2.000 công nhân cho các nhà máy chế biến thủy sản.
Mặc dù tuyển thêm công nhân, mở rộng sản xuất để thực hiện các đơn hàng xuất khẩu, tuy nhiên doanh nghiệp thủy sản, đặc biệt là doanh nghiệp xuất khẩu cá tra đang đối diện với khó khăn về nguồn nguyên liệu. Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam, diện tích nuôi cá tra giảm 30-50% so với cùng kỳ, dẫn đến tình trạng thiếu hụt nguồn cung tạm thời trong quý 1/2022. Điều này sẽ làm tăng thêm chi phí cho cá nguyên liệu và có thể làm giảm biên lợi nhuận của các doanh nghiệp sản xuất trong quý 1/2022 vì rất khó để chuyển hoàn toàn sang giá bán bình quân. Do chu kỳ nuôi cá tra là 6 tháng và giá cá nguyên liệu đã tăng nên tình trạng thiếu hụt nguồn cung sẽ giảm dần trong quý 2/2022.