【quả bóng đá cúp c1】Bảo đảm chuỗi cung ứng hàng Việt Nam dịp cuối năm
作者:Cúp C1 来源:Nhà cái uy tín 浏览: 【大 中 小】 发布时间:2025-01-26 02:26:32 评论数:
Hoạt động thương mại phục hồi nhờ liên kết
TheảođảmchuỗicungứnghàngViệtNamdịpcuốinăquả bóng đá cúp c1o ghi nhận của Tổ công tác đặc biệt của Bộ Công thương, tính đến nay, hoạt động kinh doanh tại các chợ truyền thống, siêu thị trên địa bàn các tỉnh, thành phía Nam đã phục hồi hơn 85%. Tại TP. Hồ Chí Minh các siêu thị và cửa hàng tiện lợi vẫn duy trì hoạt động với 106/106 siêu thị. Số lượng cửa hàng tiện lợi mở lại ngày càng tăng lên, đến nay có 3.028/3.101 cửa hàng tiện lợi để phục vụ nhu cầu hàng hóa thiết yếu của người dân. Lượng hàng hóa cung ứng cho TP. Hồ Chí Minh hàng ngày ước đạt 9.139,1 tấn/ngày. Các doanh nghiệp bình ổn thị trường và doanh nghiệp khác cung ứng ra thị trường ước đạt 3.597,9 tấn/ngày (không bao gồm lượng hàng cung ứng vào hệ thống phân phối hiện đại). Bên cạnh đó, tại Bình Dương, Vĩnh Long…, hoạt động giao thương tại các chợ và siêu thị cũng đạt gần 90%.
Để đảm bảo an sinh xã hội, duy trì chuỗi cung ứng hàng hóa, nguyên liệu đầu vào, giúp các doanh nghiệp “bám trụ” sản xuất, đặc biệt đối với các mặt hàng thiết yếu, ngành công thương đã chủ động đề nghị các bộ, ngành, hỗ trợ các địa phương, doanh nghiệp. Trong đó, tạo điều kiện thuận lợi về vận chuyển, lưu thông hàng hóa; duy trì hoạt động sản xuất, kinh doanh trong điều kiện phòng chống dịch Covid-19; xúc tiến thương mại.
Tổng giám đốc Saigon Co.op (quản lý và vận hành hệ thống siêu thị Co.opMart toàn quốc) Nguyễn Anh Đức chia sẻ, trong suốt thời gian dịch bệnh diễn biến phức tạp, toàn hệ thống Co.opMart đã nỗ lực duy trì ổn định chuỗi cung ứng hàng Việt Nam. Đặc biệt là tại thị trường các tỉnh phía Nam Co.opMart không tăng giá hàng hóa, bảo đảm phục vụ tốt nhất người dân. Hiện nay, hoạt động của hệ thống siêu thị Co.opMart đã phục hồi, đảm bảo nguồn hàng ổn định, chất lượng để phục vụ nhu cầu người dân dịp cuối năm và Tết Nguyên đán.
Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty cổ phần Ba Huân - Phạm Thị Huân cũng chia sẻ, năng lực của đơn vị về cung ứng hàng hóa, chiếm khoảng 10% thị phần phía Bắc, nhất là ở thành phố Hà Nội và 25% thị phần TP. Hồ Chí Minh. Không để đứt gãy chuỗi cung ứng hàng hóa, đơn vị đã chủ động liên kết với nhiều nhà sản xuất, phân phối, bán lẻ bảo đảm cung ứng đầy đủ hàng hóa, đáp ứng nhu cầu của người dân. Hơn thế, qua hệ thống bán lẻ, người tiêu dùng nhận được nhiều ưu đãi, trải nghiệm mới.
Bà Lê Việt Nga - Phó Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước, Bộ Công thương cho biết, kết quả nêu trên có được là do việc thực hiện hiệu quả các nghị quyết (Nghị quyết số 86/NQ-CP, Nghị quyết 128/NQ-CP) của Chính phủ về các giải pháp cấp bách phòng, chống dịch Covid-19, sớm đưa đất nước về tình trạng bình thường mới. Trong đó, đáng kể là sự nỗ lực của doanh nghiệp để bảo đảm nguồn cung, hỗ trợ lưu thông, phân phối hàng hóa, đáp ứng nhu cầu của người dân.
Khuyến khích Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam
Bà Lê Việt Nga cho biết thêm, mục tiêu sẽ được các bộ, ngành chức năng quan tâm triển khai trong thời gian tới là hưởng ứng Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” trong tình hình mới theo Chỉ thị số 03-CT/TW ngày 19/5/2021 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng.
Thời gian tới, ngành Công thương sẽ đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền, vận động để người tiêu dùng trong và ngoài nước biết, hiểu, đánh giá đúng về chất lượng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, khả năng sản xuất, kinh doanh; tiếp tục thực hiện các giải pháp thích hợp để khuyến khích, định hướng tiêu dùng và vận động nhân dân tích cực sử dụng hàng Việt Nam.
Chia sẻ sự quan tâm về chương trình “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”, theo Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty TNHH Bán lẻ BRG Nguyễn Thái Dũng, hiện hàng Việt Nam tại hệ thống siêu thị chiếm trên 90%. Các doanh nghiệp sản xuất, phân phối hiện nay đang quan tâm nhiều hơn đến thị trường nội địa và đưa ra những sản phẩm chất lượng nhằm hướng tới mục tiêu người tiêu dùng tin yêu và tự hào sử dụng hàng Việt Nam.
Tổng Giám đốc Saigon Co.op Nguyễn Anh Đức cũng cho rằng, để đạt được mục tiêu trụ vững trên thị trường và để “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” trong tình hình mới, doanh nghiệp cần nâng cao chất lượng, mẫu mã sản phẩm. Để làm được điều này, doanh nghiệp cần xây dựng các tiêu chí và lấy nhu cầu của thị trường làm định hướng tổ chức thực hiện”- ông Nguyễn Thái Dũng đề xuất.
Doanh nghiệp sản xuất và phân phối kết hợp chặt chẽNgành Công thương sẽ hỗ trợ các doanh nghiệp Việt Nam nâng cao chất lượng, sức cạnh tranh của sản phẩm, hàng hóa và dịch vụ; thường xuyên thông tin diễn biến thị trường, giá cả các mặt hàng thiết yếu; thiết lập các kênh phân phối hàng hóa và phát triển thị trường nội địa, ứng dụng thương mại điện tử cũng như bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Ngoài ra, Bộ Công thương vận động các doanh nghiệp Việt Nam nhận thức rõ vai trò, lợi ích và hiệu quả của việc tham gia cuộc vận động, trách nhiệm nâng cao chất lượng, sức cạnh tranh của sản phẩm, hàng hóa và dịch vụ; thực hiện các cam kết bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng; từng bước xây dựng, bảo vệ và phát triển thương hiệu cho các sản phẩm, hàng hóa Việt Nam không chỉ tại thị trường trong nước mà còn từng bước vươn ra thị trường khu vực và thế giới. Sự kết nối giữa doanh nghiệp sản xuất, hợp tác xã, hộ nông dân với doanh nghiệp phân phối đã tạo thành dòng chảy thương mại vững chắc, có khả năng điều tiết thị trường. Điều này được minh chứng qua số liệu 11 tháng năm 2021, bán lẻ hàng hóa chiếm tỷ trọng tới 83,1% trong tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng. Trong đó, nhóm hàng lương thực, thực phẩm tăng 8,6% so với cùng kỳ năm 2020. |