【nhận định philippines】Tỷ lệ dự phòng cao, ngân hàng bớt nỗi lo nợ xấu
时间:2025-01-11 04:01:27 出处:Nhận Định Bóng Đá阅读(143)
Năm 2021,ỷlệdựphòngcaongânhàngbớtnỗilonợxấnhận định philippines VAMC mua được gần 21.000 tỷ đồng nợ xấu bằng trái phiếu đặc biệt | |
Hướng dòng tiền vào lĩnh vực ưu tiên, ngăn chặn nợ xấu tăng thêm | |
Nợ xấu ngân hàng dự báo tiếp tục tăng |
Tỷ lệ nợ xấu năm 2021 của 27 ngân hàng được khảo sát. Biểu đồ: H.Dịu |
Mạnh tay trích lập dự phòng rủi ro
Theo báo cáo tài chính năm 2021 của 28 ngân hàng đang niêm yết trên thị trường chứng khoán, VPBank hiện là ngân hàng có tỷ lệ nợ xấu cao nhất, với 4,47% tổng dư nợ, tăng mạnh so với mức 3,41% hồi cuối năm 2020. Tiếp đến là VietBank với mức tăng gần gấp đôi năm trước, lên tỷ lệ 3,65%. Sau đó nữa là NCB với 3%, VIB với 2,32%, SHB với 2,22%... Các ngân hàng có tỷ lệ nợ xấu thấp nhất là MBBank với 0,64%, Vietcombank và Nam Á Bank với 0,63%.
Trong số các ngân hàng có tỷ lệ nợ xấu giảm, Kiên Long Bank là ví dụ tiêu biểu nhất khi giảm mạnh từ mức hơn 5,42%, xuống chỉ còn 1,89% tổng dư nợ.
Tuy nhiên, dù có ngân hàng tăng mạnh tỷ lệ nợ xấu nhưng các ngân hàng đều đã đẩy mạnh trích lập dự phòng rủi ro. Chẳng hạn, tỷ lệ nợ xấu tính tới cuối năm 2021 của MSB ở mức 1,15% tổng dư nợ. Đại diện MSB cho biết, Ngân hàng đã tiến hành cơ cấu nợ cho các khách hàng bị ảnh hưởng bởi Covid-19 theo Thông tư 01 và Thông tư 14 của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) và đã trích lập dự phòng đầy đủ, lên tới 1.567 tỷ đồng, tăng 46% so với năm 2020.
Tương tự, trong năm 2021, ACB dành ra hơn 3.336 tỷ đồng trích lập dự phòng rủi ro tín dụng, gấp 3,5 lần năm trước, nhưng vẫn báo lãi trước và sau thuế tăng 25%, đạt hơn 11.998 tỷ đồng và gần 9.603 tỷ đồng. LienVietPostBank cũng đã dành hơn 1.322 tỷ đồng trích lập dự phòng rủi ro tín dụng trong năm 2021, cao gấp 1,9 lần cùng kỳ năm 2020.
Trong khi đó, tổng nợ xấu TPBank (TPB) tính đến ngày 31/12/2021 giảm 19% so với đầu năm, chỉ còn gần 1,157 tỷ đồng, chủ yếu nhờ giảm nợ nhóm 3 và nhóm 5. Kết quả, tỷ lệ nợ xấu trên dư nợ vay giảm về dưới 1%. Nhưng trong năm 2021, TPBank vẫn dành ra 2.908 tỷ đồng để dự phòng rủi ro tín dụng, tăng 63% so với năm 2020. Tính chung cả năm 2021, ABBank dành ra gần 687 tỷ đồng để trích lập dự phòng rủi ro tín dụng, tăng 34% so với năm trước đó.
Trong khối ngân hàng có vốn nhà nước, BIDV đã kiểm soát và xử lý nợ xấu khá tốt khi nhiều năm qua, BIDV luôn trích lập dự phòng rủi ro tăng cao hơn lợi nhuận. Theo ông Phan Đức Tú, Chủ tịch HĐQT BIDV, tính đến cuối năm 2021, nợ xấu của ngân hàng này đã giảm mạnh còn 0,81%. Đặc biệt, tỷ lệ bao phủ nợ xấu (dư quỹ dự phòng rủi ro tín dụng/dư nợ xấu) đạt 235%, mức cao nhất trong những năm gần đây và cao hơn nhiều so với mục tiêu đề ra.
Vietcombank cũng tương tự. Ông Nguyễn Thanh Tùng, Phó Tổng giám đốc phụ trách Ban Điều hành Vietcombank cho hay, tỷ lệ bao phủ nợ xấu lên tới 424%. Đặc biệt, toàn bộ dư nợ cơ cấu theo Thông tư 03, 14 của NHNN đã được trích lập đủ 100%, sớm trước 2 năm so với thời hạn quy định.
VietinBank cũng nâng tỷ lệ bao phủ nợ xấu năm 2021 lên 171%, thay vì mức 132% hồi cuối năm 2020. Đại diện VietinBank cho hay, năm 2021, VietinBank kiểm soát nợ xấu ở mức rất thấp. Trên cơ sở đánh giá hết sức thận trọng để đưa ra kịch bản an toàn cho năm 2022, VietinBank đã tăng mạnh tỷ lệ bao phủ nợ xấu.
Nợ xấu có thể giảm trong năm 2022
Theo lãnh đạo nhiều ngân hàng, so với với năm 2020, ngành ngân hàng đã có nhiều kinh nghiệm xử lý nợ xấu, kiểm soát chất lượng tín dụng hơn trong năm 2021. Điều này sẽ càng được kiểm soát tốt hơn trong năm 2022, nhất là khi kinh tế đã được mở cửa và dần phục hồi.
Theo khảo sát mới đây của NHNN, đa số tổ chức tín dụng được khảo sát đều nhận định nợ xấu toàn hệ thống sẽ giảm nhẹ trở lại trong quý 1/2022. Theo các chuyên gia phân tích của Công ty Chứng khoán SSI, năm 2022, rủi ro cho nợ xấu ngân hàng là Thông tư 14 về cơ cấu nợ không được gia hạn. Song ngay cả khi trường hợp này xảy ra, tình hình cũng không đến mức báo động, vì nền kinh tế đang dần phục hồi, khả năng trả nợ của doanh nghiệp cũng được hồi phục. Bên cạnh đó, nhiều ngân hàng đã trích lập dự phòng 100% cho nợ cơ cấu. Rủi ro tín dụng chỉ có thể xảy ra với các ngân hàng yếu kém và các ngân hàng có bộ đệm dự phòng mỏng.
Hồi cuối năm 2021, theo tiết lộ từ đại diện NHNN, tỷ lệ nợ xấu nội bảng năm 2021 là 1,9%, cao hơn so với mức 1,69% tính đến cuối năm 2020. Tuy nhiên, nếu tính cả các khoản nợ xấu đã bán cho Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng (VAMC) nhưng chưa xử lý và nợ xấu tiềm ẩn thì tỷ lệ này lên tới 3,79%. Ngoài ra, thời gian qua, các ngân hàng cũng đã thực hiện tái cơ cấu nhiều khoản nợ cho các khách hàng bị ảnh hưởng dịch, nên cộng thêm các khoản nợ được cơ cấu lại theo các Thông 01, Thông tư 03, Thông tư 14, tỷ lệ nợ xấu có thể ở mức 8,2%.
Do đó, mặc dù có nhiều tín hiệu lạc quan về tình hình nợ xấu và chất lượng tài sản các ngân hàng trong năm 2022, nhất là với tỷ trọng về dự phòng rủi ro tín dụng, nhưng tất cả vẫn cần sự cẩn trọng nhất định. Trong buổi làm việc với NHNN đầu xuân Nhâm Dần, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã yêu cầu ngành ngân hàng cần triển khai quyết liệt, hiệu quả việc cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng gắn với xử lý nợ xấu… Đây cũng là công việc trọng tâm được NHNN lưu ý trong nhiều năm qua.
上一篇: SHB thuê máy bay đưa cổ động viên sang Thái Lan tiếp lửa đội tuyển Việt Nam
下一篇: Hệ lụy khôn lường từ việc "cầu may" bằng búp bê Kumanthong
猜你喜欢
- Apple điều tra sự cố iPhone 7 Plus cùng phát nổ giống Note 7
- Việt Nam, US see ample room for cooperation: ambassador
- International friends hail Việt Nam’s contributions to ASEAN community building
- Việt Nam Fatherland Front enhances ties with Chinese People’s Political Consultative Conference
- Nhận định, soi kèo Lyon vs Montpellier, 03h00 ngày 5/1: Không thắng Montpellier thì thắng ai
- Potential remains for Việt Nam
- Việt Nam, New Zealand boost defense ties
- Top legislator requests thorough preparations for first NA election anniversary
- Kaspersky cảnh báo gia tăng nguy cơ tin tặc tấn công ngân hàng