Nhiều điểm sáng cho tăng trưởng
Bản báo cáo cho thấy,ựbáoViệtNamcótăngtrưởngmạnhnhấttrongkhuvựnhận dinh bong da Đông Á vẫn tiếp tục là khu vực tạo động lực tăng trưởng chính cho nền kinh tế thế giới, đóng góp 2/5 tổng mức tăng trưởng kinh tế toàn cầu. Xét về tổng thể, ước tính toàn khu vực sẽ tăng trưởng 6,5% trong năm 2015, giảm một chút so với mức 6,8% so với năm trước.
WB dự báo, các nước xuất khẩu hàng hóa như Indonesia, Malaysia và Mông Cổ sẽ tăng trưởng chậm hơn và dự kiến thu ngân sách cũng thấp hơn trong năm nay do chịu tác động của giá hàng hóa thấp. Các nước nhập khẩu hàng hóa vẫn tăng trưởng ổn định, thậm chí còn tăng trưởng mạnh (ví dụ như Việt Nam và Philipin). Dòng chảy thương mại khu vực và toàn cầu cũng suy giảm, trừ Việt Nam.
Ông Sudhir Shetty- chuyên gia kinh tế trưởng WB tại khu vực Đông Á- Thái Bình Dương cho rằng: kinh tế Việt Nam sẽ tăng trưởng mạnh lên nhờ các động lực chính là xuất khẩu và tiêu dùng nội địa. Trong các nền kinh tế ASEAN, Philipin và Việt Nam là hai quốc gia có điều kiện tăng trưởng hứa hẹn nhất.
Theo WB, tuy vẫn còn tiềm ẩn một số rủi ro nhưng viễn cảnh kinh tế trung hạn Việt Nam nói chung là tích cực, nhờ cầu trong nước mạnh. WB dự báo, kinh tế Việt Nam sẽ tăng trưởng 6,2% trong năm 2015 và 6,3% vào năm 2016, cao hơn so với mức là 6% và 6,2% trong dự báo đưa ra hồi tháng 4/2015.
Đánh giá tác động của giá năng lượng toàn cầu giảm đối với nền kinh tế, ông Sudhir Shetty, chuyên gia kinh tế trưởng WB tại khu vực Đông Á- Thái Bình Dương cho rằng: Việt Nam là nước xuất khẩu sản phẩm dầu thô, nhưng lại nhập khẩu các sản phẩm từ dầu mỏ nên việc giá năng lượng giảm mang lại nhiều lợi ích cho Việt Nam hơn là những tác động trái chiều.
WB cho rằng, theo dự kiến, thâm hụt tài khóa của Việt Nam sẽ được điều chỉnh nhờ các nỗ lực chấn chỉnh nhằm hạn chế tăng nợ công. Cán cân thương mại dự kiến sẽ thâm hụt trong năm 2015 do xuất khẩu tăng trưởng chậm, trong khi nhập khẩu tăng do các hoạt động kinh tế trong nước tăng. Nhưng lượng kiều hối mạnh sẽ giúp đảm bảo thặng dư cán cân thanh toán, tuy có kém hơn so với năm trước.
Tiếp tục đẩy nhanh tái cơ cấu
Các chuyên gia của WB nhận định: Tiến bộ trong quá trình tái cơ cấu của Việt Nam không đồng đều, nhất là trong ngành ngân hàng và doanh nghiệp nhà nước (DNNN). Cần phải đẩy nhanh tái cơ cấu thì mới có thể đạt mức tăng trưởng gần 7% và thực hiện tham vọng trở thành một nước hiện đại hóa, công nghiệp hóa của Việt Nam.
Ông Sandeep Mahajan- chuyên gia kinh tế trưởng của WB tại Việt Nam cho rằng: Tiến độ cổ phần hóa DNNN và thoái vốn nhà nước đã chậm lại trong năm 2015. Hoạt động củng cố ngành ngân hàng (sáp nhập và mua bán mua bán ngân hàng thương mại) đã tăng tốc trong nửa đầu năm 2015, nhưng nợ xấu vẫn là một vấn đề lớn. Thiếu nguồn tài chính, năng lực chuyên môn thấp, không có khung pháp lý phù hợp vẫn là những yếu tố cản trở Công ty Quản lý tài sản Việt Nam (VAMC) thực hiện giải quyết nợ xấu.
Theo WB, Việt Nam cũng như các nước đang phát triển tại khu vực cần chú ý 3 lĩnh vực ưu tiên cải cách trung hạn: Một là, chú ý đến các nhu cầu đầu tư lớn. Một số nước cần cấp thiết đổi mới quy chế thì mới có thể khuyến khích đầu tư được. Hai là, cần thay đổi ưu tiên tập trung trong chính sách nông nghiệp, thiết lập một chính sách lương thực đa ngành và am hiểu khái niệm an ninh lương thực một cách linh hoạt. Ba là, cần hội nhập khu vực theo chiều sâu. Tháng 12/2015, Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) sẽ chính thức ra đời. Thực hiện và mở rộng AEC sẽ mang lại nhiều lợi ích lơn, nhưng điều đó cũng đòi hỏi các nước ASEAN phải giải quyết một số thách thức mới, trong đó có việc xóa bỏ các biện pháp bảo hộ phi thuế quan, đẩy nhanh hội nhập dịch và và thúc đẩy hợp tác về chính sách quản lý.
Theo các chuyên gia WB, rủi ro đối với tăng trưởng toàn cầu và khu vực và rủi ro đối với khả năng cung ứng vốn từ bên ngoài đòi hỏi các nước trong khu vực phải tiếp tục tập trung duy trì quản lý vĩ mô lành mạnh; tìm cách giảm nhẹ các rủi ro bên ngoài và yếu kém tài khóa. Linh hoạt tỷ giá sẽ giúp giảm nhẹ tác động của các cú sốc, nhưng giảm giá đồng tiền có thể gây rủi ro đáng kể trên bẳng tổng kết tài sản. Vì vậy, cần quan tâm theo dõi việc này.
"Việt Nam cần có một kế hoạch tốt nhằm củng cố tài khóa trung hạn và được thực hiện cùng với quá trình tái cơ cấu tổng thể nhằm củng cố tài chính cho DNNN và các ngân hàng quốc doanh. Đây chính là yếu tố quan trọng nhằm hạn chế áp lực nợ công và tăng cường niềm tin của khu vực tư nhân", ông Sandeep Mahajan nhấn mạnh./.
Vũ Luyện