发布时间:2025-01-11 08:01:33 来源:Empire777 作者:Nhận Định Bóng Đá
Có thật sự “phản cảm”?ễphéptôntrọnghaycòngìkhácnữsố liệu thống kê về inter milan gặp ac milan
Mới đây, trên trang cá nhân của nhà nghiên cứu - phê bình văn học Lại Nguyên Ân, được biết đến trong hơn 50 năm qua với vai trò cầm bút viết phê bình, tiểu luận của văn học Việt Nam hiện đại và trung đại đã có đăng tải một bài viết với nhan đề: Yêu cầu giáo viên không gọi học sinh là “con”!
Trong bài viết của mình, ông lên tiếng yêu cầu Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) thảo sớm một quy chế về xưng hô trong nhà trường nói chung, trước hết là nhà trường phổ thông. Trong đó, ông nhấn mạnh việc nên cấm giáo viên gọi (xưng hô) học trò là “Con”, “Các con”; phải gọi là “Trò”, “Các trò”, “Các em”, “Các bạn”.
Trước nhiều ý kiến trái chiều về đề xuất Bộ GD&ĐT cần sớm có quy chế thống nhất cách xưng hô, nhà nghiên cứu Lại Nguyên Ân lên tiếng giải thích. Thứ nhất, cách gọi học sinh là “con” không phù hợp bối cảnh hiện này. Học sinh thời nay bắt đầu học theo chương trình giáo dục đổi mới, tính hoà nhập quốc tế cao hơn trước đây. Các đại từ nhân xưng trong tiếng Anh, tiếng Pháp... chỉ đơn giản là “tôi”, “bạn”, không có nhiều ngữ nghĩa như tiếng Việt. Do đó, để học sinh hòa nhập tốt hơn thì nên đơn giản hoá các đại từ nhân xưng. Theo đó, trẻ sẽ không còn thắc mắc sao lúc cô gọi học trò là con, lúc lại em.
Thứ hai, “giáo viên gọi học sinh là con rất phản cảm”. Từ này chỉ dành cho các bậc sinh thành gọi con cái của họ. Giáo viên chỉ nên làm đúng chức năng của mình là giáo dục. Do đó, đại từ nên đổi thành “các em, các trò, các anh/chị...” cho phù hợp.
Thứ ba, việc thống nhất cách xưng hô giữa giáo viên, học sinh, sinh viên là tiền đề, bước đệm cho việc thống nhất cách gọi giữa các mối quan hệ khác trong xã hội. Ví dụ, trong cơ quan làm việc, thay vì gọi “anh - em”, “chú - cháu”, “cậu - tớ” nên đổi lại thành “tôi - đồng chí”, “anh - chị” để đảm bảo sự khách quan, không mang yếu tố thân tình ảnh hưởng đến công việc.
Theo ông Lại Nguyên Ân, trước năm 1945, học sinh và người dạy học xưng hô chung là thầy - trò. Từ “con” bắt nguồn từ khi có cấp học mầm non, sau đó mở rộng phổ biến lên bậc tiểu học, THCS, THPT và dần trở thành phổ biến trong trường học như hiện nay. Tuy nhiên, khi so sánh với các nước khác như Anh, Singapore, Mỹ, cách xưng hô chỉ đơn giản là “cô - trò”, “tôi - các bạn”, “tôi - các em”. Họ xưng hô như vậy nhưng chất lượng giáo dục vẫn đảm bảo, không bị ảnh hưởng. Không thể cho rằng thay đổi cách gọi sẽ ảnh hưởng chất lượng giáo dục.
Đồng quan điểm, nhiều ý kiến cho rằng, việc xưng “thầy - con” tưởng chừng như thể hiện sự yêu thương, gần gũi. Thế nhưng, điều đó vô tình tác động vào ý thức và định hình trong suy nghĩ của học sinh lối tư duy thiếu sự tự tin, luôn nghĩ mình nhỏ bé, không dám đưa ra quan điểm hay đấu tranh cho chính kiến của cá nhân.
Cách gọi được cho là thân mật cũng khiến học sinh dễ rơi vào tâm lý ỷ lại, nghĩ rằng thầy cô như bậc làm cha, làm mẹ. Theo đó, các em lúc nào cũng trông chờ giáo viên, dần dần triệt tiêu sự phấn đấu, không còn sự phản biện. Chưa kể, khi thầy cô gọi học sinh bằng “con” sẽ trở thành nếp, cứ nghĩ trò là con cháu trong nhà, luôn luôn bé nhỏ, phải bảo bọc, yêu chiều hoặc không thật sự tôn trọng học trò. Bởi giáo dục luôn là một nghệ thuật của bao dung và kỷ luật, nền nếp.
Vì lẽ đó, trong các đề thi, người ra đề luôn dùng từ xưng hô “em”, hay “anh/chị” khi nêu yêu cầu trả lời. Đây không phải ngẫu nhiên, mà là chuẩn mực, đúng nguyên tắc giáo dục thể hiện sự tôn trọng học sinh và công bằng trong kiểm tra đánh giá. Cách xưng hô “cô/thầy - em” vừa không làm mất đi tính yêu thương, vừa đảm bảo đúng quy chuẩn và chuẩn mực, khoảng cách nhất định trong tôn sư trọng đạo.
Điều quan trọng ở thái độ, cách cư xử
GS Phạm Tất Dong - Phó Chủ tịch Thường trực Hội khuyến học Việt Nam cho rằng, xưng hô giữa thầy cô và học trò chỉ là một phần trong giáo dục nhà trường. Điều quan trọng là cần đối xử ra sao để mối quan hệ giữa thầy và trò trở nên khăng khít, tin cậy. Gọi trò là “con” thì giáo viên phải đặt trong mình trách nhiệm dạy dỗ, giúp đỡ “người con” ấy. Không thể gọi trò là “con” nhưng lại có những hành vi sai trái như xúc phạm hay bạo lực học trò.
PGS. TS Phạm Văn Tình, tác giả của nhiều bộ sách tiếng Việt cho rằng, Việt Nam vốn có văn hóa tôn sư trọng đạo nên trong các mối quan hệ luôn chọn cách xưng hô sao cho phải phép, theo nguyên tắc thiết lập vị thế giao tiếp cho thích hợp.
GS Trương Nguyện Thành (Đại học Utah - Mỹ) chia sẻ, khi thầy còn là sinh viên đại học ở Mỹ, thầy cũng từng sốc văn hóa khi thấy các nghiên cứu sinh gọi thầy mình bằng tên và tranh luận ngang hàng. Và rồi thầy được giải thích rằng, ăn nói lễ phép chỉ là bề nổi của sự tôn trọng. Mặt khác, khi nghiên cứu sinh gọi thầy bằng tên sẽ dễ dàng để người đó phản biện hơn. Giáo sư được thầy mình khi đó nói rằng: “Nếu để một người vào vị trí tôn kính thì rất khó để bảo rằng tin tưởng của người đó sai hay không còn hợp lý!”…
GS Thành cho rằng, khi sử dụng một danh xưng nào đó mà nói lên một sự khác biệt quá lớn như thầy với con, chẳng hạn như “con không đồng tình với quan điểm của thầy” nghe rất hỗn láo và rất khó vì văn hóa người Việt là văn hóa tôn trọng người lớn. Từ đó, GS Thành nhấn mạnh: “Mình muốn gì trong phát triển cá nhân của thế hệ trẻ. Nếu mình muốn một thế hệ trẻ chỉ biết vâng lời không cần cãi lại, không cần suy nghĩ nữa thì không có vấn đề gì ở đây cả. Còn nếu mình muốn có thế hệ trẻ năng động, sáng tạo, có khả năng “sóng sau xô sóng trước”, để các em giỏi hơn thế hệ cha ông thì phải để cho các em có không gian phát triển cá nhân, suy nghĩ khác biệt với thế hệ trước, cho các em không gian để có cơ hội được sai! Cha mẹ, người lớn hay sợ con thất bại, con sai nhưng làm đúng hay thành công không dạy cho chúng ta một bài học gì cả, chỉ khi nào làm sai, thất bại nó mới dạy cho chúng ta một bài học. Té đâu ta mới nhớ tại sao ta té đau, còn ta không té ta sẽ không nhớ!”…
GS Trương Nguyện Thành cũng bày tỏ, việc thay đổi xưng hô trong nhà trường không thể bắt đầu từ một chính sách mà phải hình thành từ từ, bắt đầu từ văn hóa, nhận thức trong mỗi gia đình. “Chẳng hạn, học trò là nghiên cứu sinh hay học viên cao học ở Mỹ của mình thường gọi mình bằng tên, còn nghiên cứu sinh Việt Nam thường gọi mình là anh Thành. Còn với các sinh viên đại học, thầy để cho các bạn gọi mình là Thành hoặc Pro. Thành, miễn là người đó cảm thấy thoải mái, không bị gò bó. Do đó, sự kính trọng nằm ở thái độ và cách cư xử của người đó chứ không phải nằm ở cách họ xưng hô với mình”.
Có thể nói, mối quan hệ “thầy - trò” ở văn hóa phương Đông bao đời đã mặc nhiên khẳng định cách xưng hô cố định ở trường lớp: Gọi thầy xưng trò! Đơn cử một văn bản hành chính của ban giám hiệu nhà trường sẽ ghi “Gửi các em học sinh”; còn lá thư của một thầy giáo cũ gửi các học sinh sẽ viết “Các trò thương quý”… Đây là sự khác biệt tinh tế trong tiếng Việt, mà tiếng Anh hay nhiều ngôn ngữ khác không có được. Tất cả được xuất phát từ văn hóa trọng tình và truyền thống tôn sư trọng đạo “không thầy đố mày làm nên”, vẫn luôn ẩn sâu trong tâm hồn mỗi người Việt Nam.
Nên thay đổi theo từng cấp học
Nhiều ý kiến cho rằng, xưng “con” chỉ nên ở cấp mầm non và tiểu học, với cấp học phổ thông, việc chuyển cách xưng hô “cô - con” thành “thầy/cô - em” là phù hợp. Sự thay đổi đó góp phần giúp các em cảm nhận được mình đã bước sang giai đoạn mới của người học trò tới trường học kiến thức, kĩ năng phổ thông. Thêm nữa, ở cấp THCS và THPT, nhiều khi thầy cô mới ra trường một vài năm, có thể chỉ ngang vai với anh chị của học trò, chỉ hơn các em vài tuổi, cách xưng hô “thầy/cô - con” trở nên khiên cưỡng. Với các trường đại học, cao đẳng…, sinh viên, học viên đều đã lớn, có tư cách công dân, có thể nhiều sinh viên, học viên xấp xỉ tuổi giáo viên, cách xưng hô “tôi - các bạn/các anh, chị” khá phù hợp, tạo vị thế bình đẳng và tâm thế dân chủ trong không gian học đường.
Giáo sư Trương Nguyện Thành (Đại học Utah - Mỹ) cho rằng, gọi thầy - xưng con phải tùy theo lứa tuổi và tùy theo trình độ nhận thức của người trẻ: “Trình độ nhận thức của lứa tuổi tiểu học hay mầm non thì xưng con không là vấn đề gì, vì nhận thức của bé còn rất lệ thuộc vào người lớn, nhưng khi đã vào các cấp bậc như đại học thì gọi thầy xưng con, vô hình trung tạo khoảng cách cho sự trao đổi, phát triển tư duy độc lập! Khi một đứa trẻ lên tới 13-14 tuổi thì đã bắt đầu hình thành nhận thức cá nhân, có suy nghĩ riêng, bắt đầu biết nhìn nhận vấn đề từ khía cạnh cá nhân, đó là lý do vì sao lứa tuổi này thường cãi lời cha mẹ mà ở Việt Nam thường gọi là tuổi khó dạy. Ở lứa tuổi này, người lớn nên cho trẻ một không gian an toàn để phát triển bản thân!”…
相关文章
随便看看