【anh vs bắc macedonia】Đáp ứng nhu cầu học tập của học sinh

时间:2025-01-25 11:26:09来源:Empire777 作者:Nhà cái uy tín
 Ngành GD&ĐT TP. Huế triển khai nhiều giải pháp nhằm nâng cao chất lượng GD toàn diện, tạo nhiều sân chơi bổ ích cho học sinh

Phát triển mạng lưới trường lớp

Năm học 2022 - 2023, ngành GD&ĐT TP. Huế tiếp tục thực hiện Nghị quyết 54 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển tỉnh đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045; tiếp tục thực hiện đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông (GDPT) 2018 đối với lớp 3, 7 và đẩy mạnh công tác chuyển đổi số trong GD. Với chủ đề “Đoàn kết, nỗ lực vượt khó khăn, đổi mới sáng tạo, củng cố, nâng cao chất lượng các hoạt động GD&ĐT”, ngành GD triển khai nhiều giải pháp nhằm tiếp tục nâng cao chất lượng GD toàn diện. Đến nay, hệ thống mạng lưới trường, lớp các cấp học ổn định và phát triển, đảm bảo nhu cầu học tập của con em các địa phương với 162 trường học; trong đó, GD mầm non (MN) 67 trường, tiểu học (TH) 57 và THCS 38 trường.

Cùng với phát triển mạng lưới trường lớp và nâng cao chất lượng GD ở 3 cấp học, thành phố tiếp tục nâng cao chất lượng dạy học ngoại ngữ, tiếng Anh ở các cấp học. Trong đó, triển khai chương trình làm quen tiếng Anh dành cho trẻ mẫu giáo; nâng cao chất lượng dạy học tiếng Anh trong các trường TH và THCS năm học 2022 - 2023 và định hướng đến năm học 2026 - 2027. Trong năm qua, có 26 đơn vị MN đã tổ chức cho trẻ làm quen với tiếng Anh với 3.311/19.082 trẻ mẫu giáo tham gia, đạt tỷ lệ 17,36%; các trường TH, THCS đã xây dựng kế hoạch nâng cao chất lượng bộ môn tiếng Anh của nhà trường, tổ chức các hoạt động ngoài giờ học để xây dựng môi trường ngoại ngữ cho học sinh, như phát động phong trào học tiếng Anh trong nhà trường, câu lạc bộ Tiếng Anh, chia sẻ sách bằng tiếng Anh, hát, diễn kịch bằng tiếng Anh…

Theo lãnh đạo Phòng GD&ĐT TP. Huế, trong năm học qua, thành phố đã đầu tư hơn 30 tỷ đồng để sửa chữa, nâng cấp và mua sắm trang thiết bị mới đảm bảo công tác quản lý và giảng dạy. Ngoài ra, được tỉnh và thành phố đầu tư kinh phí mua sắm thiết bị lớp 1,2,3,4 và lớp 6,7,8 với tổng kinh phí 71 tỷ đồng để thực hiện chương trình GDPT 2018.

Đến nay, quy mô trường lớp, học sinh ở các cấp học được củng cố, duy trì và phát triển; cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học được tăng cường, cảnh quan môi trường học đường ngày càng xanh - sạch - đẹp - an toàn. Đây chính là tiền đề để thành phố tiếp tục thực hiện đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới phương thức thi học sinh giỏi, giáo viên giỏi.

Đáp ứng nhu cầu học tập của học sinh

Năm học 2023 - 2024, ngành GD&ĐT TP. Huế tiếp tục nâng cao chất lượng chương trình GD hiện hành, triển khai hiệu quả chương trình GD MN, GDPT mới, đồng thời triển khai chương trình GDPT 2018 đối với lớp 1, 2, 3, 4 cấp tiểu học; lớp 6, 7, 8 cấp THCS. Trong đó, chú trọng đổi mới chiều sâu về phương pháp và cách thức tổ chức dạy học; tiếp tục thực hiện nội dung dạy học lớp 5, 9 chương trình GDPT 2006 theo hướng tinh giản, phù hợp và tiếp cận chương trình GDPT 2018; triển khai dạy học ngoại ngữ tự chọn đáp ứng nhu cầu học tập của học sinh và phù hợp với điều kiện của đơn vị.

Theo UBND TP. Huế, để nâng cao chất lượng GD toàn diện, thời gian tới thành phố tiếp tục triển khai nhiều giải pháp nhằm nâng cao chất lượng, chuẩn hóa đội ngũ giáo viên, nhân viên và cán bộ quản lý GD các cấp. Trong đó, tăng cường các giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ, rà soát biên chế toàn ngành để tham mưu tuyển dụng theo chỉ tiêu biên chế giáo viên được giao bảo đảm số lượng và chất lượng; triển khai thực hiện lộ trình nâng trình độ chuẩn được đào tạo của giáo viên MN, TH, THCS giai đoạn 1, triển khai bồi dưỡng thường xuyên, bồi dưỡng nâng cao năng lực quản lý, giảng dạy đáp ứng yêu cầu chuẩn hiệu trưởng, chuẩn nghề nghiệp giáo viên các cấp học và thực hiện chương trình GDPT 2018.

Nhiệm vụ quan trọng nữa là từng bước đổi mới căn bản phương thức quản lý nhà nước về GD và quản trị cơ sở GD theo hướng tinh gọn, hiệu quả và minh bạch với dữ liệu và công nghệ số là nền tảng và công cụ quản trị chủ yếu; tiếp tục đổi mới phương thức dạy và học; đưa tương tác, trải nghiệm trên môi trường số trở thành hoạt động GD thiết yếu, hằng ngày với mỗi học sinh và giáo viên, đồng thời tiếp tục phát huy thành quả công tác chuyển đổi số ngành GD, khuyến khích phát triển và khai thác dữ liệu lớn, trí tuệ nhân tạo vào lĩnh vực GD&ĐT, hoàn thiện cơ sở dữ liệu toàn ngành.

相关内容
推荐内容