Những năm qua,ốngđuốinướctrẻmu real betis công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em đã có những chuyển biến tích cực. Tuy nhiên, tình trạng trẻ em bị tai nạn thương tích, nhất là tai nạn đuối nước vẫn diễn biến phức tạp, cần sự quan tâm của toàn xã hội.
Học bơi là một cách phòng, chống hiệu quả tai nạn đuối nước trẻ em.
Theo số liệu của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh, từ đầu năm đến nay, trên địa bàn tỉnh xảy ra 9 vụ đuối nước, tăng 5 vụ so với cùng kỳ năm 2020.
Tìm hiểu vấn đề này cho thấy, có rất nhiều nguyên nhân. Trước hết bản thân trẻ em luôn hiếu động, tò mò; môi trường sống xung quanh trẻ không bảo đảm an toàn như tại các kênh, mương xung quanh nhà không có rào chắn an toàn. Ngoài ra, một số gia đình do hoàn cảnh khó khăn, phải bươn chải lo cho cuộc sống hàng ngày, nên thiếu sự quan tâm, giám sát trẻ...
Gần đây, vụ tai nạn đuối nước thương tâm xảy ra tại xã Vị Thủy, huyện Vị Thủy nạn nhân là cháu D.H.Đ. (4 tuổi). Theo lời kể của gia đình nạn nhân, khoảng 17 giờ ngày 12-10, cháu Đ. chơi ở xung quanh nhà rồi chẳng may bị té xuống mương ở gần nhà. Khi gia đình phát hiện thì cháu đã tử vong. Vụ đuối nước xảy ra không chỉ cướp đi sinh mạng của cháu Đ. mà còn để lại nỗi dằn vặt và ám ảnh cho gia đình và người thân của cháu. Đến nay, mỗi khi nhắc đến cháu Đ. gia đình vẫn không kềm nén được nỗi đau lòng.
Để hạn chế tai nạn đuối nước ở trẻ em cũng như trang bị kỹ năng, tạo môi trường sống an toàn cho trẻ em, những năm qua, UBND tỉnh ban hành nhiều văn bản chỉ đạo về việc tăng cường phòng, chống tai nạn thương tích, đặc biệt là đuối nước cho trẻ em. Ngành chức năng và chính quyền địa phương đẩy mạnh công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức của gia đình, nhà trường, cộng đồng xã hội về phòng, chống đuối nước trẻ em. Tổ chức các lớp dạy bơi miễn phí, xây dựng bể bơi tại các trường học. Thực hiện nhiều mô hình phòng, chống đuối nước trẻ em. Theo bà Bùi Mỹ Tiên, Trưởng phòng Lao động - Thương binh và Xã hội huyện Châu Thành A, để phòng chống đuối nước trẻ em, ngoài đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức, địa phương còn thực hiện mô hình “Ngôi nhà an toàn”, theo đó vận động người dân làm rào chắn xung quanh kênh mương, góp phần đảm bảo an toàn, phòng, chống đuối nước cho trẻ.
Cùng với giải pháp của ngành chức năng, các bậc phụ huynh cũng chủ động dạy bơi cho con em mình. Chị Võ Thị Thắm, ở xã Vĩnh Trung, huyện Vị Thủy, cho biết: “Nhà có con nhỏ lại ở vùng sông nước, nên vợ chồng tôi cũng lo lắm. Kinh tế khó khăn, sau những buổi đi làm thuê, làm mướn về, chúng tôi cũng tranh thủ dạy bơi cho con, con biết bơi chúng tôi cũng yên tâm hơn khi đi làm”.
Em Nguyễn Văn Nhiều, ở xã Tân Bình, huyện Phụng Hiệp, cho biết: “Nhà ở gần sông, cha mẹ đi ruộng về cũng tranh thủ tập bơi cho em, đến nay em đã tự mình bơi được. Cha mẹ cũng căn dặn em không được xuống gần mé sông, tự ý tắm sông mà không có người lớn trông chừng”.
Tai nạn đuối nước trẻ em không những gây mất mát đau thương mà còn ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển kinh tế, an sinh xã hội… Do đó, để phòng tránh tai nạn đuối nước, trong thời gian tới, cùng với đẩy mạnh truyền thông, giáo dục kỹ năng về phòng chống đuối nước cho trẻ em, ngành lao động - thương binh và xã hội tiếp tục phối hợp với các sở, ngành tiếp tục kêu gọi xã hội hóa đầu tư xây dựng bể bơi và tổ chức các hoạt động vui chơi giải trí phù hợp dành cho trẻ em. Kiện toàn đội ngũ cán bộ làm công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em các cấp. Đặc biệt, gia đình cần quan tâm đến trẻ, chỉ bảo cho trẻ biết những nơi nguy hiểm, giám sát mỗi khi trẻ đến gần khu vực sông, kênh, mương nguy hiểm và sắp xếp thời gian để cho trẻ học bơi. Việc học bơi sẽ giúp trẻ tránh được sự nguy hiểm khi ở dưới nước cũng như có khả năng cứu được người không may bị đuối nước…
Từ đầu năm đến nay, toàn tỉnh xảy ra 9 vụ đuối nước trẻ em. Trong đó, huyện Vị Thủy 5 vụ, thành phố Vị Thanh 3 vụ, thị xã Long Mỹ 1 vụ. |
Bài, ảnh: BÍCH CHÂU