【kèo cúp fa】RCEP có giá trị quan trọng trong phục hồi kinh tế hậu Covid

[Cúp C2] 时间:2025-01-26 09:03:06 来源:Empire777 作者:Ngoại Hạng Anh 点击:198次

RCEP

Ảnh T.L

Nhân dịp Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) vừa chính thức được ký kết trong khuôn khổ Hội nghị cấp cao ASEAN,ógiátrịquantrọngtrongphụchồikinhtếhậkèo cúp fa một số chuyên gia kinh tế đã có bình luận về chủ đề này.

RCEP là ưu tiên hàng đầu trong chiến lược hội nhập

Theo ông Tim Evans – Tổng Giám đốc Ngân hàng HSBC Việt Nam, việc ký kết hiệp định trực tuyến bất kể đại dịch Covid-19 kéo dài đã cho thấy quyết tâm của Chính phủ 15 nước thành viên đối với hợp tác, kết nối và trong việc xây dựng một nền kinh tế thịnh vượng chung. Mặc dù thương mại quốc tế còn nhiều bất ổn tiềm tàng, việc ký kết hiệp định RCEP thể hiện niềm tin vào mở cửa thị trường sẽ dẫn tới tăng trưởng kinh tế cao hơn, xa hơn.

Tầm quan trọng của hiệp định RCEP còn được nhấn mạnh hơn trong việc hồi phục kinh tế hậu Covid-19. Hiệp định sẽ thúc đẩy mạnh mẽ chuỗi cung ứng của vùng và giúp nền kinh tế Việt Nam và ASEAN phát triển thịnh vượng. Thương mại nội khối của châu Á vốn đã lớn hơn thương mại giữa châu Á với Bắc Mỹ và châu Âu cộng lại, sẽ tiếp tục đẩy mạnh tăng trưởng kinh tế toàn cầu và kéo trọng lực trung tâm kinh tế ngày càng gần lại châu Á.

Với những lợi ích vô cùng to lớn được kỳ vọng từ hiệp định, RCEP là một trong những ưu tiên hàng đầu của Việt Nam trong chiến lược hội nhập, quốc gia đã và đang rất trung thành với nguyên tắc mở cửa và đã có trong tay 12 hiệp định tự do thương mại, cả song phương và đa phương.

Các doanh nghiệp Việt Nam đang mong chờ tới thời điểm hiệp định có hiệu lực để giảm thuế quan và đơn giản hóa các thủ tục hải quan cũng như có cơ hội mở rộng thị trường xuất khẩu. Không những vậy, các công ty Việt Nam có thể tiếp cận nguồn nguyên vật liệu từ các quốc gia khác nhau phục vụ nhu cầu xuất khẩu của mình trong khi đáp ứng nguyên tắc xuất xứ nội khối để có thể tận dụng biểu thuế quan ưu đãi.

“Chúng tôi kỳ vọng hiệp định có hiệu lực vào năm 2021 để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trong bối cảnh Covid-19 vẫn còn ảnh hưởng. Chúng tôi cũng hy vọng các thành viên của RCEP sẽ phát huy những tiến bộ họ đã đạt được và thúc đẩy hơn nữa tự do hóa thương mại và đầu tư trong khu vực”, ông Tim Evans chia sẻ.

Tham gia và thúc đẩy RCEP chỉ là điều kiện cần

Trong khi đó, ông Nguyễn Anh Dương - Trưởng ban Ban Nghiên cứu tổng hợp, Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương (CEIM) mới đây đã nhận định, dù RCEP hiện hữu sau khi ASEAN đã có một loạt FTA riêng với các đối tác (Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Australia và New Zealand, Ấn Độ), Hiệp định này vẫn bổ sung giá trị đáng kể cho thương mại và GDP toàn cầu.

Theo Petri và Plummer (2018), RCEP có thể làm thu nhập thực của thế giới tăng thêm khoảng 286 tỷ USD mỗi năm (tương đương 0,2% GDP toàn cầu) vào năm 2030. Theo đó, RCEP có giá trị như một khoản đầu tư 7,2 nghìn tỷ USD với tỷ suất lợi nhuận 4% mỗi năm. RCEP có thể giúp thương mại toàn cầu tăng thêm khoảng 1,9%.

Mặc dù những đánh giá trên được thực hiện trước thời điểm dịch Covid-19 bùng phát và có thể chưa tính tới những yêu cầu phát triển bền vững và điều chỉnh cơ cấu kinh tế nổi lên sau Covid-19, song RCEP hướng tới tạo dựng thêm động lực cho tự do hóa thương mại và đầu tư, điều đặc biệt có ý nghĩa khi mà các hoạt động thương mại, đi lại đang bị gián đoạn do đại dịch Covid-19.

Bên cạnh đó, chuyên gia của CIEM cũng lưu ý, các đánh giá chi tiết về tác động của RCEP đối với nền kinh tế Việt Nam sẽ còn phải chờ đến sau khi Hiệp định được ký kết và nội dung toàn văn của Hiệp định được công bố. Tuy nhiên, những đánh giá cho đến nay đều cho thấy RCEP cũng mang lại những lợi ích đáng kể cho Việt Nam. Đánh giá của Ngân hàng Thế giới năm 2018 cho thấy, trong trường hợp năng suất tăng bình thường, RCEP có thể làm GDP và xuất khẩu của Việt Nam tăng tương ứng 0,4% và 3,6% so với trường hợp không có RCEP. Nếu có thêm nỗ lực cải cách để kích thích tăng năng suất, lợi ích của Việt Nam từ RCEP sẽ lớn hơn: GDP và xuất khẩu có thể tăng tương ứng 1,0% và 4,3% so với trường hợp không có RCEP.

Các nghiên cứu đánh giá tác động đều cho thấy lợi ích từ RCEP đối với Việt Nam dường như nhỏ hơn so với CPTPP. “Dù vậy, “góp nhặt” những điểm phần trăm tăng trưởng có thêm từ RCEP vẫn sẽ thực sự có giá trị đối với Việt Nam trong quá trình phục hồi hậu Covid-19”, ông Nguyễn Anh Dương nhận xét.

Bên cạnh đó, RCEP có thể giúp củng cố mạng sản xuất gắn với các nước ASEAN và các đối tác. 6/10 đối tác đầu tư lớn nhất vào Việt Nam tính đến 20/9/2020 là các thành viên RCEP, cụ thể là Hàn Quốc, Nhật Bản, Singapore, Trung Quốc, Malaysia và Thái Lan. Theo đó, các doanh nghiệp Việt Nam và các doanh nghiệp FDI cũng sẽ có thêm động lực để cải thiện liên kết với nhau. Quy mô lớn từ các công đoạn trong chuỗi giá trị RCEP cũng buộc các doanh nghiệp Việt Nam phải đổi mới chiến lược kinh doanh, gắn với hiểu biết sâu sắc hơn về cạnh tranh trong môi trường kinh doanh rất “châu Á”.

Tuy nhiên, "tham gia và thúc đẩy RCEP, tạo thêm cơ hội cho doanh nghiệp chỉ là một điều kiện cần. Tổ chức dồn dập các hội thảo phổ biến thông tin, tập huấn cho các cán bộ, công chức, và doanh nghiệp hay xây dựng các kế hoạch hành động là cần thiết, nhưng cũng không đủ. Sự tích cực và chủ động của các cơ quan Việt Nam trong những quá trình này là đáng ghi nhận, nhưng cần “kết dính” hơn nữa với nỗ lực gia tăng nhận thức, đồng thuận và tổ chức thực hiện của cộng đồng doanh nghiệp, để RCEP tiếp tục là một hình mẫu “từ ý tưởng tới thực hiện”", ông Nguyễn Anh Dương nhận định.

Dương An

(责任编辑:Thể thao)

相关内容
精彩推荐
热门点击
友情链接