【soi kèo nhà】Mục tiêu bãi bỏ 50% điều kiện kinh doanh: Vẫn khó đạt trong năm 2018
Thông tin trên được đưa ra tại hội thảo triển khai Nghị quyết 19/2018/NQ-CP về cải thiện môi trường kinh doanh (MTKD),ụctiêubãibỏđiềukiệnkinhdoanhVẫnkhóđạttrongnăsoi kèo nhà nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, do Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương (CIEM) tổ chức ngày 24/5, tại Hà Nội.
Nhiều chỉ số môi trường kinh doanh còn thấp hạng
Ông Nguyễn Đình Cung - Viện trưởng CIEM cho biết, Nghị quyết số 19 của Chính phủ về cải thiện MTKD, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia được ban hành từ năm 2014. Sau 4 năm triển khai thực hiện, đa phần các chỉ số có sự cải thiện về điểm DTF (điểm tuyệt đối) và thứ hạng. Trong đó, 3 chỉ số gồm tiếp cận điện năng, bảo vệ nhà đầu tư và nộp thuế có mức độ cải thiện tốt nhất.
Cũng theo ông Cung, nhờ tích cực thực hiện Nghị quyết số 19 ngay sau khi ban hành, từ năm 2015, điểm số và thứ hạng MTKD của Việt Nam liên tục được cải thiện. Cụ thể, năm 2014 thứ hạng về MTKD của Việt Nam là 78, năm 2015 là 90, năm 2016 là 82 và năm 2017 là thứ hạng 68. Về điểm số, tăng từ 64 điểm (năm 2014) lên gần 69 điểm (năm 2017).
Song song với đó, năng lực cạnh tranh quốc gia cũng cải thiện cả về điểm số và thứ hạng. Năm 2017, năng lực cạnh tranh quốc gia tăng 0,1 điểm và 5 bậc (từ vị trí 60/138 lên vị trí 55/137 nền kinh tế).
Ngoài ra, năng lực đổi mới sáng tạo cũng có được thứ hạng cao nhất so với trước đây. Năm 2017, năng lực đổi mới sáng tạo của Việt Nam ở vị trí 47/127, tăng 12 bậc so với vị trí thứ 59 vào năm 2016. Đồng thời, năng lực đổi mới sáng tạo đã cải thiện trên hầu hết các trụ cột như thể chế, nguồn nhân lực và nghiên cứu, cơ sở hạ tầng, trình độ phát triển thị trường, trình độ phát triển kinh doanh, sản phẩm sáng tạo…
“Nhờ những nỗ lực chung trong cải thiện MTKD và nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia nên xếp hạng tín nhiệm của Việt Nam cũng được nâng lên. Cụ thể, trong năm 2017, 3 tổ chức xếp hạng tín nhiệm độc lập gồm Moody’s, Standards and Poor’s và Fitch đã nâng xếp hạng tín nhiệm quốc gia Việt Nam năm 2016 từ mức ổn định lên mức tích cực” - ông Cung cho biết.
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả khả quan, theo Viện trưởng CIEM, việc cải thiện MTKD vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế, thể hiện ở chỗ có tới 4 chỉ số thứ hạng thấp và hầu như không cải thiện trong các năm qua.
Toàn cảnh hội thảo. Ảnh: Thiện Trần |
Cụ thể, năm 2017 chỉ số khởi sự kinh doanh xếp thứ hạng 123, giảm 2 bậc so với năm trước. Để khởi sự kinh doanh, doanh nghiệp (DN) vẫn còn phải trải qua nhiều thủ tục với thời gian tương đối dài (DN phải trải qua 9 bước thủ tục, mất 22 ngày).
Bên cạnh đó, 2 chỉ số liên quan tới cơ quan tư pháp (gồm giải quyết tranh chấp hợp đồng và giải quyết phá sản DN) cải thiện chậm, trong đó chỉ số giải quyết phá sản DN nhiều năm ở vị trí thấp (hiện xếp thứ 129/190 nền kinh tế). Ngoài ra, chỉ số giao dịch thương mại qua biên giới cải thiện chậm do những vướng mắc về quản lý chuyên ngành chậm được tháo gỡ.
Tiến trình thực hiện cắt giảm 50% điều kiện kinh doanh còn chậm
Ông Nguyễn Đình Cung cho biết, Nghị quyết 19-2018/NQ-CP vừa mới ban hành đã đề ra mục tiêu phải hoàn thành việc bãi bỏ, đơn giản hóa 50% ĐKKD trong năm 2018. Tuy nhiên, hiện nay, tiến độ thực hiện yêu cầu này còn khá chậm ở các bộ, ngành.
Cụ thể, nếu các bộ, ngành hoàn thành việc cắt giảm 50% ĐKKD theo chỉ đạo của Chính phủ thì đến hết năm 2018, dự kiến sẽ có khoảng 1.968 ĐKKD được cắt bỏ và đơn giản. Tuy nhiên, tính đến hết quý I/2018, mới chỉ có 738 ĐKKD được cắt bỏ và đơn giản (thuộc lĩnh vực quản lý của Bộ Công thương và Bộ Thông tin và Truyền thông).
“Hiện nay, nhiều bộ, ngành vẫn chưa tiến hành rà soát hoặc chưa có phương án cắt giảm, đơn giản hóa ĐKKD (ví dụ như Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Bộ Quốc phòng…). Thậm chí, có bộ còn đề nghị giữ nguyên toàn bộ các ĐKKD mà không tiến hành cắt giảm, đơn giản hóa một điều kiện nào… Thực tế này đặt ra quan ngại về khả năng hoàn thành mục tiêu cắt bỏ 50% số ĐKKD trong năm 2018” – ông Cung nhấn mạnh.
Trước thực trạng trên, ông Đậu Anh Tuấn – Trưởng ban Pháp chế, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam khuyến nghị, để nâng cao hiệu quả của việc cắt giảm các ĐKKD thì tiến trình rà soát, cắt giảm không nên giao cho các vụ, cục của các bộ, ngành thực hiện. Bởi, họ chính là bộ phận có quyền cấp phép thì sẽ không có động lực để cắt giảm, thay vào đó nên giao cho bộ phận pháp chế thực hiện sẽ hiệu quả hơn.
Đặc biệt, theo ông Tuấn, việc nhận diện và tiến hành cắt bỏ, đơn giản hóa các ĐKKD là việc làm cần thiết và rất tốt, nhưng quan trọng hơn cần có sự giám sát việc thực thi cắt giảm, đơn giản hóa những ĐKKD đó trên thực tế có đúng như vậy không.
“Các văn bản chỉ đạo của người đứng đầu các bộ, ngành rất hay. Nhưng trên thực tế khi triển khai xuống các cấp cơ sở nhiều khi lại ngược lại… Do đó, Nghị quyết 19-2018/NQ-CP lần đầu tiên đã giao cho một số đơn vị tiến hành những khảo sát, đánh giá độc lập việc thực hiện cắt giảm, đơn giản hóa ĐKKD của các bộ, ngành trên thực tế. Điều đó cho thấy Chính phủ nhận thấy vấn đề việc thực hiện của các khâu trung gian mới là quan trọng” – ông Tuấn chia sẻ.
Đại diện cho tiếng nói của DN, ông Nguyễn Hoài Nam – Phó Tổng Thư ký Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) cho biết, cộng đồng DN nói chung, DN ngành chế biến thủy sản nói riêng rất trông chờ vào việc triển khai những yêu cầu mà Nghị quyết 19-2018/NQ-CP đề ra cho các bộ, ngành.
“Hiện nay, các DN còn gặp phải nhiều khó khăn khi thực hiện những quy định của pháp luật trên thực tế. Đôi khi DN không được hướng dẫn khi thực hiện các thủ tục hay phải chạy đi chạy lại rất nhiều lần để chỉnh sửa, bổ sung thủ tục… Do đó, DN kỳ vọng vào những cải cách mà các nghị quyết của Chính phủ, trong đó có Nghị quyết số 19 đề ra trong việc tạo điều kiện thuận lợi nhất cho hoạt động đầu tư, kinh doanh của DN...” – ông Nam chia sẻ./.
Diệu Thiện
下一篇:Tiếp tục sửa đổi các quy định về thủ tục hành chính cho kho bạc số
相关文章:
- 5 học sinh tắm sông, 2 em bị nước cuốn mất tích
- Công tác đào tạo Trường ĐH Luật tăng cả về quy mô và chất lượng
- Doanh nghiệp lo giá vốn tăng cao dịp cuối năm
- Cao Bằng: Bắt giữ hơn 1 tấn pháo xuất xứ Trung Quốc
- Mỹ chính thức cấm các thiết bị điện tử trên chuyến bay từ Trung Đông
- Giá cao su tại châu Á biến động, đà giảm chiếm ưu thế
- Sập cầu ở Ấn Độ, hàng chục người thương vong
- Giá đường năm 2024 khó lập đỉnh, phục hồi vùng nguyên liệu như thế nào?
- Tăng trưởng kinh tế năm 2024 đạt 7,09%
- Nga báo hiệu rút quân ở nam Ukraine, Kiev hoài nghi
相关推荐:
- Giá vé máy bay nội địa hạng phổ thông tối đa không quá 4 triệu đồng mỗi chiều
- Video tiêm kích Su
- Lần đầu tiên Anh đưa tiền in bằng polymer vào sử dụng
- Những tiêu chí phụ thí sinh cần lưu ý khi xét tuyển vào các trường ĐH
- Khói mịt mù bủa vây 1 đoạn cao tốc Phan Thiết
- Ngành Ngân hàng phấn đấu duy trì tỷ lệ nợ xấu ở mức dưới 3%
- Học thêm... online
- Fubon Life Việt Nam lọt ‘Top 10 Thương hiệu nổi tiếng 2016’
- Cùng nhận hối lộ vụ Việt Á nhưng động cơ khác nhau sẽ bị xử lý khác nhau
- Bảo Việt trả hơn 544 tỷ đồng cổ tức bằng tiền mặt
- Thời tiết Hà Nội 22/7: Nắng xuất hiện từ sớm, trời oi nóng
- Qualcomm và Google muốn đưa Android lên xe hơi
- PM offers incense in tribute to late government leaders
- Apple ra mắt ốp lưng kiêm pin dự phòng 25 tiếng cho iPhone 6
- Na Uy xây hầm tận thế chứa dữ liệu toàn nhân loại
- Cuộc thử nghiệm mờ ám ở Puerto Rico
- Bộ Công Thương họp rà soát, điều chỉnh Quy hoạch điện VIII
- Cải thiện môi trường kinh doanh để "giữ chân" nhà đầu tư
- Nâng cao hiệu quả đào tạo chương trình tích hợp và chương trình tiếng Anh toàn phần
- Agribank và 10 thành tựu nổi bật năm 2024