Đa dạng giải pháp xúc tiến thương mại Liên tục từ đầu năm đến nay,ộCôngThươngtiếptụcđẩymạnhxúctiếnthươngmạinộiđịkết quả ngoại hạng thổ nhĩ kỳ các chương trình xúc tiến thương mại, kích cầu tiêu dùng đã được các doanh nghiệp tích cực triển khai. Đơn cử, tình hình giá nguyên liệu thức ăn tăng cao dẫn đến chi phí chăn nuôi cao, lợi nhuận của bà con nông dân rất thấp, thậm chí lỗ vốn. Nhằm tạo động lực tiêu thụ cũng như đẩy mạnh sức mua từ người tiêu dùng, từ ngày 24/2, MM Mega Market đã áp dụng chương trình giá “sốc” cho các sản phẩm thịt heo ‘We are Fresh” của MM Mega Market.
Đây được xem là cam kết của công ty trong việc chia sẻ và đảm bảo toàn bộ đầu ra cho các nông hộ, tạo niềm tin để người chăn nuôi chuyên tâm vào việc sản xuất, áp dụng quy trình chăn nuôi theo chuẩn VietGap để từ đó tăng đàn, tăng hiệu suất chăn nuôi và đem lại nguồn thu nhập ổn định. Đồng thời kích cầu tiêu dùng, đưa ra thị trường các sản phẩm thịt lợn có chất lượng. Hoặc, trước tình trạng giá cam sành xuống sâu, nhà bán lẻ Saigon Co.op đã thu mua gần một trăm tấn cam sành của tỉnh Vĩnh Long để bán tại hệ thống siêu thị Co.opmart, Co.opXtra tại khu vực TP. Hồ Chí Minh, Tây Nam Bộ và Đông Nam Bộ với giá 10.500 đồng/kg, kéo dài từ ngày 18/2 đến 24/2/2023. Lazada Việt Nam cũng phối hợp cùng Foodmap đưa cam sành từ các nhà vườn lên sàn thương mại điện tử với giá chỉ 10.000 đồng/kg cam. Hệ thống siêu thị GO!, Big C của Tập đoàn Central Retail tại Việt Nam cũng triển khai thu mua khoảng 25 tấn cam sành cho bà con Vĩnh Long. Việc cam sành được thu mua với giá thấp để bán trong các kênh phân phối đã giúp kích cầu tiêu dùng, người tiêu dùng được mua sản phẩm chất lượng với giá phải chăng và người nông dân cũng tiêu thụ được hàng hoá. Những hoạt động xúc tiến thương mại được triển khai từ đầu năm, dù không rầm rộ như thời điểm giữa và cuối năm song cũng góp phần giúp thị trường nội địa duy trì được tăng trưởng. Thông tin từ Bộ Công Thương cho thấy, tháng 2, thị trường hàng hóa kém sôi động hơn, nhu cầu tiêu dùng sụt giảm so với tháng trước do nhiều mặt hàng đã được mua sắm nhiều trong giai đoạn trước Tết, đồng thời, do người dân có xu hướng thắt chặt chi tiêu, thu nhập không ổn định. Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, ước tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tháng 2 đạt 481.832 tỷ đồng, giảm 6% so với tháng trước.
Tính chung 02 tháng đầu năm, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng có quy mô cao hơn và đang dần bắt kịp tốc độ tăng của cùng kỳ các năm trước khi xảy ra dịch bệnh Covid-19, ước đạt 994.153 tỷ đồng, tăng 13% so với cùng kỳ năm 2022. Ông Trần Duy Đông – Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước – Bộ Công Thương nhấn mạnh, những kết quả đạt được trong năm 2022 và đầu năm 2023 cho thấy mạng lưới phân phối hàng hóa, nhất là hàng hóa thiết yếu trong nước đã được thiết lập ổn định, chặt chẽ và khá vững chắc. Nhờ đó, dung lượng thị trường tiêu thụ trong nước tiếp tục được đẩy mạnh và mở rộng. Thúc đẩy mạnh mẽ thị trường trong nước Ông Trần Duy Đông cũng chia sẻ, mục tiêu chủ yếu đặt ra với lĩnh vực thị trường trong nước thời gian tới là thúc đẩy phát triển mạnh mẽ thị trường trong nước nhằm khai thác hiệu quả thị trường nội địa với gần 100 triệu dân, phấn đấu tốc độ tăng tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng đạt 8-9%. Bên cạnh đó, tăng cường công tác kết nối, bảo đảm cân đối cung cầu hàng hóa thiết yếu, góp phần ổn định giá cả hàng hóa lưu thông trên thị trường và mục tiêu kiểm soát lạm phát dưới mức 4,5% được đặt ra trong Nghị quyết 01 của Chính phủ. Đồng thời, hỗ trợ tiêu thụ hàng hóa trong nước, đặc biệt là hàng hóa nông sản vào vụ thu hoạch; đổi mới, tổ chức kết nối cung cầu trong nước trên môi trường trực tuyến và dựa trên những nền tảng mới, tạo kênh tiêu thụ thuận lợi, ổn định. Chính vì vậy, trong thời gian tới, Bộ Công Thương xác định thực hiện có hiệu quả các Chương trình xúc tiến thương mại thị trường trong nước, thúc đẩy phân phối hàng hóa qua nền tảng số, thương mại điện tử để mở rộng tiêu dùng nội địa. Đồng thời, tổ chức đẩy mạnh triển khai hiệu quả Chiến lược phát triển thương mại trong nước giai đoạn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 và các Chương trình, đề án về phát triển thương mại trong nước; Tiếp tục đổi mới phương thức, lồng ghép các hoạt động xúc tiến thương mại phát triển thị trường trong nước vào các chương trình kích cầu tiêu dùng, các sáng kiến kết nối cung cầu hàng hóa và thực hiện tốt các chương trình bình ổn thị trường. Hỗ trợ các doanh nghiệp trong hoạt động xúc tiến thương mại; xây dựng, bảo vệ thương hiệu cho các chuỗi phân phối bán buôn, bán lẻ trong nước; quảng bá các đặc sản vùng miền, sản phẩm tiêu biểu của Việt Nam. Đặc biệt, chú trọng đầu tư hiện đại hóa hệ thống phân phối ở vùng nông thôn, miền núi để đẩy mạnh đưa hàng Việt về nông thôn; kết hợp chặt chẽ giữa thương mại truyền thống với hiện đại; đồng thời, theo dõi sát diễn biến cung cầu, giá cả, thị trường các mặt hàng thiết yếu để điều hành phù hợp, hiệu quả, bảo đảm nguồn cung về điện, xăng dầu cho thị trường trong mọi tình huống. Xử lý nghiêm đối với các hành vi buôn lậu, hàng giả, tạo điều kiện thuận lợi cho hàng Việt Nam phát triển trên thị trường nội địa. |