Sức ép từ giá xăng dầu thế giới tiếp tục đè lên giá bán lẻ trong nước khiến nhiều người lo ngại tác động tiêu cực của giá xăng dầu. Tuy nhiên,ốilogiáxăngdầusẽtăđội hình fiorentina gặp salernitana nhiều chuyên gia kinh tế cho rằng nếu tăng giá bán lẻ xăng dầu ở thời điểm này sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến đời sống kinh tế. Một biện pháp đang được đặt ra là Bộ Tài chính xem xét điều chỉnh mức thu thuế nhập khẩu để giảm bớt áp lực tăng giá bán lẻ xăng dầu.
Doanh nghiệp xăng dầu kêu khó
Ngày 20-2 tại Singapore, giá xăng A92 đóng cửa giao dịch ở mức 131,95 USD/thùng. Nếu tính sang giá VND, cộng với phí vận chuyển, bảo hiểm, các khoản thuế phí khác thì chênh lệch so với giá bán lẻ là rất cao. Chưa kể giá xăng nhập khẩu ngày 20-2 cũng đã giảm nhẹ so với một số phiên trước đó. | Xăng dầu tăng giá, nguời tiêu dùng sẽ chịu thiệt |
Từ cuối tuần trước và đầu tuần này, giá xăng A92 tại Singapore thường xuyên giao dịch ở mức trên 132 USD/thùng. Mức này cao hơn 14-15 USD/thùng so với cách đây chừng một tháng.
Theo các doanh nghiệp đầu mối xăng dầu, giá cơ sở bình quân 30 ngày hiện nay của xăng A92 đang khiến các doanh nghiệp lỗ nặng. Tính đến đầu tuần này (tức ngày 18-2), giá cơ sở cao hơn giá bán lẻ trong nước 1.800 đồng/lít, tách riêng khoản 300 đồng lợi nhuận định mức ra khỏi giá cơ sở, doanh nghiệp lỗ 1.500 đồng/lít. Các doanh nghiệp cho biết mỗi ngày khoản lỗ lại tăng lên. Cụ thể, tính từ phiên giao dịch 20-2 trở về trước, giá cơ sở cao hơn giá bán lẻ trên 1.600 đồng/lít.
Tuy nhiên, từ trước Tết Nguyên đán, Bộ Tài chính đã kìm giá xăng dầu, tránh tăng vào thời điểm “nhạy cảm” dịp tết nên đã hai lần cho doanh nghiệp được sử dụng quỹ bình ổn giá để bù lỗ. Đến thời điểm này, mỗi lít xăng doanh nghiệp đầu mối được sử dụng 1.000 đồng từ quỹ bình ổn giá. Như vậy so với giá cơ sở, doanh nghiệp vẫn bị hụt mất hơn 600 đồng/lít. Đó là lý do các doanh nghiệp đầu mối liên tục giảm chiết khấu cho đại lý trong thời gian gần đây. Trong khi đó, các doanh nghiệp tư nhân bán lẻ xăng dầu cho biết đang rơi vào cảnh càng bán càng lỗ khi chiết khấu xăng dầu tính đến ngày 21-2 chỉ còn 300-350 đồng/lít tùy doanh nghiệp và lượng hàng.
Theo một doanh nghiệp đầu mối xăng dầu có thị phần lớn, khoản lỗ trên là “lỗ theo cách tính giá cơ sở”, còn thực tế lỗ lãi ở mỗi doanh nghiệp khác nhau, phụ thuộc vào nguồn hàng nhập về ở thời điểm nào. Do nhập được ở thời điểm tốt nên đơn vị này chưa tới mức lỗ như khoản lỗ ở giá cơ sở.
Một số nguồn tin từ giới kinh doanh xăng dầu cũng cho biết hiện doanh nghiệp đầu mối vẫn chưa thật sự lỗ nặng như trên giá cơ sở bởi họ còn lượng hàng tồn nhập từ những thời điểm giá mềm hơn.
Nên dùng thuế để kìm giá xăng
Ông Phạm Quốc Tuấn - Công ty TNHH VPI (TP.HCM), đơn vị cung cấp nhiều dịch vụ cho các doanh nghiệp xăng dầu, chủ trang web xangdau.net - cho biết nếu nhìn vào biểu đồ diễn biến giá xăng nhập khẩu sẽ thấy việc tăng giá xăng dầu là không thể tránh khỏi. Cả doanh nghiệp đầu mối và bán lẻ đều lỗ. Tuy nhiên, nhìn vào cơ cấu giá xăng hiện nay sẽ thấy thuế nhập khẩu hiện là 12%.
Đây cũng có thể là công cụ để điều hành linh hoạt, giảm bớt áp lực tăng giá bán lẻ. Tức nếu giảm một phần thuế nhập khẩu thì cũng có thể giảm bớt khoản chênh lệch giữa giá cơ sở và giá bán lẻ. Nhưng mặt khác, giảm thuế sẽ làm giảm nguồn thu ngân sách ở thời điểm này.
Một số chuyên gia trong lĩnh vực xăng dầu cũng cho rằng Bộ Tài chính nên cân nhắc phương án điều chỉnh thuế nhập khẩu, chấp nhận giảm thu ngân sách ở thời điểm giá thế giới đang căng thẳng để giá trong nước không bị nhảy lên quá cao, tránh tình trạng mới đầu năm mà hàng loạt hàng hóa, dịch vụ nhảy múa theo giá xăng dầu, tác động tiêu cực đến đời sống người dân và làm tăng chi phí sản xuất của doanh nghiệp.
Báo cáo phân tích, cập nhật thông tin kinh tế vĩ mô của Công ty cổ phần chứng khoán Bản Việt (VCSC) công bố ngày 20-2 cũng tỏ ra lo ngại về việc tăng giá xăng dầu. VCSC tính toán nếu giá xăng tăng 1.000-1.300 đồng/lít, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) sẽ tăng thêm 0,12-0,16% vào tháng tới.
Các chuyên gia của VCSC cũng đặt ra vấn đề giảm thuế nhập khẩu để giảm áp lực tăng giá xăng. Nếu giảm 2-4% thuế nhập khẩu xăng dầu thì chỉ cần tăng thêm 300-900 đồng/lít xăng. Nhờ đó, chỉ số CPI chỉ tăng thêm 0,05-0,1% do tác động của giá xăng dầu. Tiềm ẩn nguy cơ tăng giá Ông Trần Ngọc Năm, Phó Tổng Giám đốc Petrolimex, cho biết với mức lỗ như hiện nay mà diễn biến giá xăng dầu thị trường tiếp tục cao thì các DN khó lòng chịu đựng nổi. Theo ông Năm, tuy Petrolimex chưa nắm được con số chính xác tình hình quỹ bình ổn tại các DN đầu mối khác nhưng theo thông tin được biết, hiện nay nguồn quỹ này ở một số nơi đã âm hoặc đang trong tình trạng khó khăn. Ông Năm cho biết phải trích lập quỹ trong 3-4 tháng mới đủ để xả quỹ chỉ trong 1 tháng nên nếu tiếp tục trích quỹ với mức 1.000 đồng/lít xăng như hiện nay, chắc chắn quỹ bình ổn sẽ không còn.
Theo các chuyên gia kinh tế, để hòa vốn, giá xăng sẽ phải tăng 1.000 - 1.300 đồng/lít, lên mức 24.150 - 24.450 đồng/lít (mức cao nhất từ trước đến nay). Nếu giá xăng tăng như thế sẽ làm chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tăng thêm khoảng 0,12% - 0,16% vào tháng tới. Một giải pháp khác là giảm mức thuế nhập khẩu xăng dầu hiện tại. Nếu Chính phủ giảm thuế nhập khẩu 2%-4% (hiện thuế nhập khẩu xăng dầu đang là 12%) thì chỉ cần tăng thêm 300 - 900 đồng/lít để các DN có thể hòa vốn, như thế, CPI tháng 3 cũng chỉ tăng thêm 0,05% - 0,1%.
Tuy nhiên, bài toán đặt ra là Chính phủ còn nhiệm vụ cân đối nguồn thu để giảm thâm hụt ngân sách, đặc biệt là khi thuế thu nhập cá nhân sẽ thay đổi vào giữa năm làm giảm khoảng 5.000 tỉ đồng tiền thuế. Theo các chuyên gia kinh tế, nhiều khả năng thuế nhập khẩu chỉ có thể giảm khoảng 2%, giá xăng bán lẻ tăng 600 - 900 đồng/lít, lên mức 23.750 - 24.050 đồng/lít. Như vậy, chỉ số CPI tháng 3 sẽ tăng thêm 0,06% - 0,1%.
Theo chuyên gia kinh tế - TS Nguyễn Minh Phong, nếu giá xăng dầu thế giới tăng cao trong khi DN lỗ lớn thì điều chỉnh giá là hợp lý. Tuy nhiên, nếu lạm dụng tăng giá hoặc tăng giá “sốc” thì chắc chắn sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến tăng CPI. “Tình hình giá xăng dầu có tăng hay không hoàn toàn phụ thuộc vào diễn biến giá thế giới. Nếu giá thế giới tăng mà quỹ bình ổn cạn kiệt, trong khi thuế khó giảm thì xu hướng tăng giá thành là tất yếu”. Chưa quyết việc điều chỉnh giá
Theo một vị đại diện Vụ Thị trường trong nước - Bộ Công Thương, hiện vẫn chưa có quyết định chính thức về việc điều chỉnh giá xăng dầu. Có 3 giải pháp đã được áp dụng từ trước đến nay là sử dụng quỹ bình ổn giá, giảm thuế và tăng giá. Tuy nhiên, sử dụng biện pháp nào phải phụ thuộc vào tình hình cụ thể. “Có thể sử dụng 1 hoặc cả 3 biện pháp nhưng phải được quyết định bởi tổ công tác liên bộ. Hiện chưa thể nói trước bởi nếu không cẩn trọng sẽ dẫn tới hiện tượng một số DN, cây xăng găm hàng, đầu cơ chờ tăng giá” - vị này cho biết. “Nói mà có ai lắng nghe đâu!”
"Đối với các DN thủy sản, năm vừa qua do không vay được vốn, nhiều hộ nông dân đã hạn chế diện tích nuôi tôm làm cho giá nguyên liệu đã cao nay còn cao hơn. Trong khi đó đơn hàng đã ký với đối tác, chúng tôi không thể tăng giá. Giờ lại thêm thông tin xăng, điện có khả năng tăng giá, lương tối thiểu cũng sẽ tăng… Mỗi chi phí đội thêm một chút thì DN khó có thể chịu thêm được nữa. Các đối tác nước ngoài lại đang đề nghị phải giảm giá. Nếu cứ để tình hình như vậy thì DN rất dễ tiêu tan.
Về việc kiến nghị, DN đã nói rất nhiều nhưng nói cứ nói mà có ai lắng nghe đâu! Vì vậy, chúng tôi cứ phải lẳng lặng việc mình mình làm, tự tháo gỡ để tồn tại" - Ông PHẠM HỮU LONG, Tổng Giám đốc Công ty Thủy sản Agrex Sài Gòm Doanh nghiệp thêm uể oải Chuyên gia kinh tế Lê Đăng Doanh cũng cho rằng nếu giá xăng thế giới tăng thật thì đúng là cần điều chỉnh giá xăng dầu trong nước. “Tuy nhiên, nhìn lại lần nữa thì giá xăng không minh bạch và các chi phí, hoa hồng đại lý không rõ ràng. Lúc này rất cần vai trò của Nhà nước điều chỉnh hài hòa lợi ích, nếu không rất khó khăn với các DN năm nay” - ông nói.
Về tác động xăng dầu lên các DN sản xuất, ông Lê Đăng Doanh cho rằng Ngân hàng Nhà nước đã có báo cáo, tăng trưởng tín dụng đến giờ là âm 0,16%, tiền huy động không tăng bao nhiêu. Như vậy, cần hài hòa các lợi ích và khuyến khích để các DN phát triển, nên có sự kiểm soát việc nâng giá, nhất là các mặt hàng thiết yếu mà Chính phủ đang quản lý. “Người dân còn e ngại học phí và viện phí tăng, cộng thêm giá xăng sẽ lại làm tình hình giá cả thêm phức tạp” - ông Doanh nói. |
P.V(t/h theo TTO, NLD, PLTP) |