当前位置:首页 > Thể thao

【kết quả tỷ số 7m】Đường kách mệnh và tư tưởng Hồ Chí Minh

Cũng từ thời điểm này,ĐườngkáchmệnhvàtưtưởngHồChíkết quả tỷ số 7m trong tiến trình tổ chức, xây dựng Đảng và dẫn đường cho dân tộc, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn đề cập tới tầm quan trọng của lý luận đối với Đảng Cộng sản.

Chủ tịch Hồ Chí Minh ký tuyên bố chung tại Hội nghị 81 Đảng Cộng sản và Công nhân quốc tế họp ở Mátxcơva, tháng 11/1960. Ảnh: Tư liệu

1.

Để cho cán bộ, đảng viên hiểu rõ vị trí, vai trò của lý luận, Chủ tịch Hồ Chí Minh thường đặt câu hỏi lý luận là gì và nhiều lần làm rõ hơn về khái nệm này.

Năm 1947, sau 20 năm ra đời của tác phẩm Đường kách mệnh, trong tác phẩm Sửa đổi lối làm việc, trả lời câu hỏi trên, Chủ tịch Hồ Chí Minh viết: "Lý luận là đem thực tế trong lịch sử, trong kinh nghiệm, trong các cuộc đấu tranh, xem xét, so sánh thật kỹ lưỡng, rõ ràng, làm thành kết luận. Rồi lại đem nó chứng minh với thực tế. Đó là lý luận chân chính". Cũng trong tác phẩm này, Người đã giải thích: "Lý luận do kinh nghiệm cách mạng ở các nước và trong nước ta, do kinh nghiệm từ trước và kinh nghiệm hiện nay gom góp phân tích và kết luận những kinh nghiệm đó thành ra lý luận".

Năm 1957, sau 30 năm tác phẩm Đường kách mệnh và 10 năm sau tác phẩm Sửa đổi lối làm việc, trong diễn văn khai mạc lớp lý luận cao cấp, Người đã đưa ra định nghĩa khái quát hơn: "Lý luận là sự tổng kết những kinh nghiệm của loài người, là tổng hợp những tri thức về tự nhiên và xã hội tích trữ lại trong quá trình lịch sử. Lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin là sự tổng kết kinh nghiệm của phong trào công nhân từ trước đến nay của tất cả các nước. Nó là: "Khoa học về các quy luật phát triển của tự nhiên và xã hội; khoa học về cách mạng của quần chúng bị áp bức và bị bóc lột; khoa học về thắng lợi của chủ nghĩa xã hội ở tất cả các nước; khoa học về xây dựng chủ nghĩa cộng sản".

Có thể thấy sự nhất quán trong quan niệm Hồ Chí Minh về nội dung của khái niệm lý luận. Theo thời gian, từ năm 1927 đến năm 1947 và năm 1957, định nghĩa về lý luận của Người được từng bước hoàn chỉnh với những bổ sung về nội dung, nhưng chỉ để làm rõ hơn nội hàm của khái niệm lý luận. Điều đó thể hiện quá trình phát triển theo thời gian của khái niệm lý luận trong tư duy Hồ Chí Minh.

Như vậy, theo Hồ Chí Minh, lý luận là sự tổng kết kinh nghiệm, là sự tổng hợp các tri thức với phạm vi:

- Xét về không gian là của toàn nhân loại;

- Xét về thời gian là cả lịch sử của loài người;

- Xét về nội dung là kinh nghiệm và tri thức cả trong lĩnh vực tự nhiên và xã hội được tích trữ trong lịch sử.

Từ đó có thể thấy, quan niệm lý luận của Chủ tịch Hồ Chí Minh có phạm vi rộng lớn về không gian, thời gian, về nội dung của kinh nghiệm và tri thức nhân loại và chủ nghĩa Mác - Lênin xét trên góc độ cấu thành của lý luận, chỉ là một bộ phận về cả không gian và thời gian cũng như nội dung của nó. Những vấn đề trên đây chỉ rõ tính tương đối của phạm vi khái niệm lý luận và vì thế, theo quan niệm Hồ Chí Minh, lý luận là một khái niệm mở, một khái niệm của sự phát triển, đòi hỏi sự phát triển lý luận theo thời gian. Chỉ có quan niệm như vậy mới xác định đúng phạm vi nội dung trong công tác nghiên cứu, học tập lý luận. Và chỉ trên cơ sở đó, trong nghiên cứu mới có được sự tổng kết kinh nghiệm và tổng hợp tri thức của nhân loại một cách đúng đắn theo thời gian để hình thành lý luận mà không bỏ sót bất cứ kinh nghiệm và tri thức nào của nhân loại và việc học tập lý luận mới có nội dung đầy đủ theo đúng nghĩa của khái niệm này.

Cuốn Đường Kách mệnh (in đầu năm 1927) đang lưu giữ tại Bảo tàng Cách mạng Việt Nam  (nay là Bảo tàng Lịch sử quốc gia)



2.

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhiều lần khẳng định vị trí, vai trò của lý luận, mà trước hết, từ trong tác phẩm Đường kách mệnh, khi được nhìn nhận theo 2 góc độ căn bản nhất: đối với vận động cách mạng và đối với đảng cách mạng.

Theo luận điểm của V.I. Lênin, Hồ Chí Minh viết: "Lý luận rất quan trọng, Lê nin nói "không có lý luận cách mạng thì không thể có vận động cách mạng" và Người giải thích: "Lý luận sở dĩ quan trọng là vì nó dạy ta hành động"; "Lý luận như cái kim chỉ nam, nó chỉ phương hướng cho chúng ta trong công việc thực tế"; "Có lý luận thì mới hiểu được mọi việc trong xã hội, trong phong trào để chủ trương cho đúng, làm cho đúng".

Chủ tịch Hồ Chí Minh cho rằng, "Không có lý luận thì lúng túng như nhắm mắt mà đi"; "Vì kém lý luận, cho nên gặp mọi việc không biết xem xét cho rõ, cân nhắc cho đúng, xử trí cho khéo. Không biết nhận rõ điều kiện hoàn cảnh khách quan, ý mình nghĩ thế nào làm thế ấy. Kết quả thường thất bại".

Xét về vai trò của lý luận đối với tiến trình vận động của phong trào cách mạng của giai cấp công nhân, Người viết: "Ở giai đoạn đầu tiên, giai cấp vô sản tự động đấu tranh, phá hoại máy móc, thì giai cấp vô sản mới hiểu biết chủ nghĩa tư bản bằng cảm giác, họ mới thấy một phía của hiện tượng và mối quan hệ bên ngoài của chủ nghĩa tư bản. Lúc đó giai cấp vô sản chỉ là "giai cấp tự nhiên".

Đến giai đoạn thứ hai, vô sản đấu tranh về kinh tế, chính trị một cách có ý thức, có tổ chức, nhờ có kinh nghiệm thực hành. Khi Mác và Ănghen đã dùng phương pháp khoa học tổng kết những kinh nghiệm ấy mà đúc thành lý luận Mác thì vô sản mới hiểu biết bản chất của chủ nghĩa tư bản, hiểu biết quan hệ giai cấp bóc lột, hiểu biết nhiệm vụ của mình. Lúc đó, vô sản trở nên "giai cấp vì mình".

Bằng cách phân tích từ thực tiễn lịch sử của dân tộc ta, Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ ra rằng, khi chưa có lý luận dẫn đường, cuộc đấu tranh tranh của dân tộc ta chỉ dừng lại ở các cuộc khởi nghĩa của những nhóm Cần Vương và những nhóm tiểu tư sản cách mạng và cuối cùng thất bại. Người cho rằng, chỉ sau khi Thanh niên cách mạng bắt đầu tuyên truyền và tổ chức nhân dân, cách mạng nước ta bắt đầu có sự phát triển mới. Nhờ có lý luận, phong trào cách mạng của giai cấp công nhân, của dân tộc đi từ "tự phát" đến "tự giác". Theo Người, sở dĩ được như vậy là do “Lý luận làm cho quần chúng giác ngộ, bày cho quần chúng tổ chức, động viên quần chúng để đấu tranh cho đúng. Nhờ lý luận mà quần chúng hiểu rõ nguyên nhân vì sao mà cực khổ, thấy rõ đường lối đấu tranh để giải phóng mình, hiểu rõ phương pháp đấu tranh với địch. Có lý luận soi đường thì quần chúng hành động mới đúng đắn, mới phát triển được tài năng và lực lượng vô cùng tận của mình”.

Lý luận cách mạng không phải là giáo điều, nó là kim chỉ nam cho hành động cách mạng; và lý luận không phải là một cái gì cứng nhắc, nó đầy tính sáng tạo; lý luận luôn luôn cần được bổ sung bằng những kết luận mới rút ra từ thực tiễn sinh động.

分享到: