Từng bước hoàn thiện hệ sinh thái 4.0 về bảo hiểm
Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam cho biết,ấyngườidânvàdoanhnghiệplàtrungtâmphụcvụtỷ số trận ac milan thủ tục hành chính (TTHC) trong việc tham gia và giải quyết các quyền lợi về BHXH, bảo hiểm y tế (BHYT) ngày càng được cải tiến, rút gọn từ 263 TTHC năm 2009 xuống còn 25 TTHC hiện nay. Hiện tại, 100% TTHC được cung cấp trực tuyến ở mức độ 4. Với phương châm “lấy người dân và DN là trung tâm phục vụ”, ngành BHXH luôn nỗ lực giải quyết nhanh nhất, gọn nhất các thủ tục khi thực hiện chính sách hỗ trợ, đặc biệt là trong giai đoạn Covid-19. Một số thủ tục giải quyết chính sách hỗ trợ người lao động, người sử dụng lao động được rút ngắn thời gian từ 5 ngày xuống chỉ còn 1 ngày làm việc; cùng với đó kịp thời cung cấp thêm 8 dịch vụ công (DVC) trên Cổng DVC của ngành; kết nối, tích hợp trên Cổng DVC quốc gia để tổ chức thực hiện các chính sách hỗ trợ người lao động, sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch Covid-19.
Giao dịch trực tiếp tại quầy tiếp nhận và trả kết quả hồ sơ thu Bảo hiểm xã hội tại Bảo hiểm xã hội Thái Nguyên. |
Ứng dụng CNTT của ngành được đẩy mạnh triển khai từ năm 2015, từng bước hiện đại hóa đáp ứng yêu cầu xây dựng chính phủ điện tử trong thời kỳ cách mạng công nghiệp 4.0. Đến nay, đã đạt được các kết quả ấn tượng như: xây dựng được một hệ thống chính phủ điện tử thông suốt trong toàn ngành; hoàn thành việc cấp mã số định danh BHXH cho 97 triệu người dân, trong đó có gần 86 triệu người tham gia BHYT…
Về công tác chuyển đổi số, BHXH Việt Nam đã hoàn thiện kho cơ sở dữ liệu (CSDL) của hơn 98 triệu dân, là nền tảng CSDL quốc gia về bảo hiểm (là một trong 6 CSDL quốc gia tạo nền tảng phát triển chính phủ điện tử); liên thông, chia sẻ dữ liệu với các bộ, ngành, nhất là kết nối, chia sẻ đồng bộ hóa dữ liệu với CSDL quốc gia về dân cư (đã chia sẻ để để xác thực thông tin của trên 32 triệu công dân)… Đặc biệt, trong năm 2021, sự ra đời ứng dụng “VssID - BHXH số” (người dùng có thể quản lý, kiểm soát quá trình tham gia, thụ hưởng; thực hiện các dịch vụ công trên ứng dụng) được đánh giá là một bước tiến mạnh mẽ trong cải cách hành chính, ứng dụng CNTT của ngành BHXH Việt Nam, góp phần xây dựng chính phủ điện tử. Đồng thời, BHXH triển khai xây dựng đề án tổng thể về chuyển đổi số; từng bước hoàn thiện “hệ sinh thái BHXH 4.0” để phục vụ người dân, DN với các dịch vụ cơ bản (dịch vụ tin nhắn SMS; dịch vụ thanh toán trực tuyến; hệ thống Chatbot hỗ trợ khách hàng (trả lời tự động bằng trí tuệ nhân tạo)…
Người dân và doanh nghiệp đánh giá cao
Ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ tốt hơn người dân và doanh nghiệpBảo hiểm xã hội Việt Nam cho biết, việc triển khai đồng bộ công tác ứng dụng công nghệ thông tin trong các mảng hoạt động nghiệp vụ thời gian qua của ngành Bảo hiểm xã hội đã làm thay đổi nhận thức, chuyển biến cơ bản cách thức quản lý, làm việc, giao dịch của lãnh đạo và cán bộ bảo hiểm xã hội với người dân và doanh nghiệp. Nhờ thành quả trên, trong 4 năm liên tiếp từ năm 2017 đến 2020, Bảo hiểm xã hội Việt Nam được đánh giá là cơ quan triển khai hiệu quả và được xếp hạng 2 trong khối bộ, ngành; đứng thứ nhất bảng xếp hạng chính phủ điện tử khối cơ quan thuộc Chính phủ. |
Với mục tiêu lấy người dân, DN làm trung tâm phục vụ, những nỗ lực, cải cách của ngành BHXH được Chính phủ cùng cộng đồng DN, người dân ghi nhận, đánh giá cao.
Trong tháng 4/2022, BHXH Việt Nam đã công bố kết quả triển khai đo lường sự hài lòng của người dân, tổ chức và doanh nghiệp đối với sự phục vụ của ngành BHXH Việt Nam năm 2020 (SIPAS 2020). Theo đó, kết quả đo lường chỉ số SIPAS 2020 ngành BHXH Việt Nam theo loại hình giao dịch đạt 81,4% hài lòng. Cụ thể: Có 81,6% người dân, tổ chức, DN tham gia khảo sát hài lòng với chất lượng cung cấp DVC khi đến giao dịch trực tiếp với ngành BHXH Việt Nam tại bộ phận “Một cửa”, bưu điện, đại lý thu; cơ sở khám chữa bệnh. Có 75,9% người dân, tổ chức, DN hài lòng với chất lượng giao dịch trực tuyến (giao dịch điện tử, tra cứu thông tin tại trang/cổng thông tin điện tử của cơ quan BHXH; hỏi đáp qua tổng đài chăm sóc khách hàng).
Đối với đánh giá về sự phục vụ của ngành BHXH Việt Nam tại các địa điểm giao dịch theo các tiêu chí đo lường, có tới 81,6% người dân, tổ chức đánh giá hài lòng. Cụ thể: Có 82,9% người dân, tổ chức, DN hài lòng với chất lượng cung cấp DVC khi đến giao dịch trực tiếp tại bộ phận “Một cửa” của cơ quan BHXH; sự hài lòng này lần lượt là 82,1% với chất lượng giao dịch trực tiếp tại đại lý thu, 82,7% với chất lượng giao dịch trực tiếp tại bưu điện và 78,9% với chất lượng giao dịch trực tiếp tại cơ sở khám chữa bệnh BHYT. Bên cạnh đó, tiến hành khảo sát sự hài lòng của người dân, tổ chức đối với sự phục vụ của cơ quan BHXH khi sử dụng hình thức giao dịch trực tuyến cho thấy: có 78,4% người dân, đại diện tổ chức hài lòng khi thực hiện giao dịch điện tử về BHXH, BHYT...
Trong thời gian tới, trên cơ sở nền tảng, hạ tầng công nghệ thông tin sẵn có, ngành BHXH Việt Nam sẽ tiếp tục tập trung, ưu tiên nguồn lực, quyết liệt, đẩy mạnh triển khai các hoạt động chuyển đổi số trong từng lĩnh vực công tác của ngành với lộ trình theo từng phân kỳ, giai đoạn cụ thể. Trong đó, trọng tâm là hoàn thiện CSDL quốc gia về bảo hiểm, ứng dụng công nghệ kỹ thuật mới (định danh trực tuyến, liên kết tài khoản, ứng dụng ví điện tử để thanh toán và chi trả các chế độ…) để hoàn thiện “hệ sinh thái BHXH 4.0”, với mục tiêu cuối cùng là phục vụ tốt nhất quyền lợi của DN, người dân và các chủ thể tham gia BHXH, bảo hiểm y tế (BHYT).
Tại Kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin phát triển chính phủ số và bảo đảm an toàn thông tin mạng trong hoạt động của ngành BHXH Việt Nam giai đoạn 2021-2025, dự kiến đến năm 2025, ngành sẽ triển khai thành công CSDL quốc gia về bảo hiểm. Bên cạnh đó, ngành BHXH cũng đặt ra mục tiêu hoàn thành một số tiêu chí như: 100% dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 được cung cấp trên nhiều phương tiện truy cập khác nhau; 100% người dân, DN sử dụng dịch vụ công trực tuyến được cấp định danh và xác thực điện tử thông suốt, hợp nhất trên tất cả các hệ thống thông tin của BHXH Việt Nam; 90% hệ thống thông tin của BHXH Việt Nam có liên quan đến người dân, DN đã đưa vào vận hành, khai thác được kết nối, liên thông qua Trục liên thông văn bản quốc gia và nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu.
Sử dụng căn cước công dân có gắn chíp |