Cây thị ở nhà thờ phái Thân Văn làng Dương Xuân Hạ- Ảnh: Thân Trọng Ninh |
Cây di sản được xác định là cây gỗ hoặc cây thân gỗ,âythịởnhàthờhọThâtỷ lệ châu a có một trong những giá trị đặc biệt về thẩm mỹ, cảnh quan, môi trường, văn hoá, lịch sử, khoa học… Theo đó, nếu là cây tự nhiên phải có tuổi thọ 200 năm trở lên; cao trên 40m, chu vi trên 6m đối với cây gỗ đơn thân; cao trên 25m, chu vi trên 15m đối với các cây đa, cây si; có hình dáng đặc sắc; đặc biệt ưu tiên các loài đặc hữu, quý hiếm, có giá trị văn hoá, lịch sử. Nếu là cây trồng phải trên 100 năm tuổi; cao trên 30m, chu vi trên 3,5m đối với cây gỗ đơn thân; cao trên 20m, chu vi trên 10m, đối với cây đa, si; đặc biệt ưu tiên các loài có giá trị cảnh quan, văn hóa, lịch sử (chu vi cây đơn thân đo cách mặt đất 1,3m, chu vi cây có bạnh vè đo trên bạnh vè 20cm, chu vi các loài đa, si đo cả chu vi các rễ phụ). Các loại cây khác không đạt các tiêu chí kể trên nhưng có giá trị đặc biệt về khoa học, hoặc lịch sử, hoặc văn hoá, mỹ quan. Các loại cây cảnh độc đáo cũng được vinh danh cây di sản.
Trong dịp đại lễ ngàn năm Thăng Long – Hà Nội, ngày 5/10, lần đầu tiên VACNE đã tổ chức lễ công nhận Cây di sản Việt Nam cho 9 cây muỗm 700 tuổi ở Đền Voi Phục, Thụy Khuê, bên cạnh Hồ Tây.