【xem kết quả bóng đá đêm nay】Châu Âu vẫn bất đồng về gói hỗ trợ chống dịch

Ba hãng hàng không lớn nhất châu Âu khởi kiện Chính phủ Anh
Hàng không châu Âu “cất cánh” trở lại
Liên minh châu Âu ủng hộ WHO trước các chỉ trích của Tổng thống Mỹ
Đại dịch Covid-19 đang thay đổi châu Âu theo cách nguy hiểm
5605 15 hq2007 anh bai 800

Nguyên nhân là "nhóm các quốc gia khắc khổ", với đại diện là Hà Lan, không chấp nhận kế hoạch phục hồi 750 tỷ euro, do Đức và Pháp chủ trương, với các điều kiện như trong hiện tại. Đề xuất đầu tiên về gói phục hồi trị giá 750 tỷ euro với mục tiêu khắc phục những thiệt hại do cuộc khủng hoảng Covid-19 gây ra, cải tổ nền kinh tế và định hình lại xã hội trên tinh thần đồng nhất, thích ứng và chuyển đổi. Tuy nhiên, kế hoạch này đã vấp phải sự phản đối mạnh mẽ của các nước thành viên chủ trương tiết kiệm chi tiêu như Hà Lan, Áo, Thụy Điển và Đan Mạch.

Đây là lần đầu tiên trong 5 tháng qua lãnh đạo các nước EU gặp mặt trực tiếp, tức là kể từ đầu đại dịch Covid-19. Tìm được đồng thuận về kế hoạch phục hồi kinh tế được coi là thách thức sống còn với khối 27 nước, trong bối cảnh nhiều quốc gia EU rơi vào khủng hoảng kinh tế trầm trọng do dịch bệnh. Khu vực đồng euro có nguy cơ tan vỡ nếu các nước EU không đạt đồng thuận.

Cho dù các thảo luận diễn ra được coi là “mang tính xây dựng”, EU còn rất xa mới đạt được đồng thuận. Căng thẳng hiện rõ xung quanh lập trường bị coi là “quá cứng rắn” của Hà Lan liên quan đến việc kiểm soát chặt chẽ việc sử dụng các khoản tín dụng dành cho những nước gặp khó khăn. Nhân danh "nhóm các quốc gia khắc khổ", Thủ tướng Hà Lan Mark Rutte đòi hỏi quyền được xem xét việc sử dụng các khoản tiền nằm trong kế hoạch chấn hưng. Theo ông, các nước được hưởng ưu đãi này, trước hết là Tây Ban Nha và Italy, cần đưa ra được các bảo đảm về cải cách, với một mức độ tương tự như với các cải cách khó khăn trong lĩnh vực hưu trí, hay thị trường lao động, được tiến hành những năm gần đây tại Hà Lan. Thủ tướng Hà Lan thậm chí yêu cầu các kế hoạch phục hồi kinh tế của những nước được hưởng tài trợ phải được 27 nước nhất trí thông qua. Dư luận cho rằng Hà Lan là một trường hợp cá biệt, đòi hỏi của Thủ tướng Hà Lan vượt quá yêu cầu của các quốc gia khắc khổ khác. Tuy nhiên, Phần Lan, Thụy Điển, Áo và Đan Mạch có thể đã cố tình để cho Amsterdam thể hiện quan điểm như vậy.

Đối với đa số các nước, đặc biệt là các nước miền Nam châu Âu, việc kiểm soát ở mức độ như vậy là hoàn toàn không thể chấp nhận được. Các quốc gia này có kinh nghiệm cay đắng về các liệu pháp sốc để đổi lại các kế hoạch trợ giúp của châu Âu trong cuộc khủng hoảng tài chính trước đây. Ngược lại, đã có một số thay đổi theo hướng cởi mở hơn, ngay trong nội bộ nhóm các nước khắc khổ: Thủ tướng Áo Sebastian Kurz dường như đã từ bỏ thái độ đối lập không khoan nhượng đối với khả năng là, ngân sách hỗ trợ 750 tỷ euro có thể được huy động thông qua các khoản vay trên các thị trường tài chính.

Phát biểu với báo giới sau hai ngày làm việc chính thức, Thủ tướng Italy Giuseppe Conte, một trong những nước EU bị ảnh hưởng lớn nhất bởi khủng hoảng Covid-19, nói: “Chúng ta đang bế tắc. Mọi chuyện rất phức tạp, phức tạp hơn dự đoán. Chúng ta phải làm mọi thứ có thể để đạt được một thỏa thuận vào ngày mai. Việc trì hoãn thêm nữa sẽ không có lợi cho bất kỳ ai”.

Theo kế hoạch mới, khoản ngân sách phục hồi ở mức 750 tỷ euro sẽ được giữ nguyên, nhưng khoản hỗ trợ sẽ giảm từ 500 tỷ euro xuống còn 450 tỷ euro, trong khi các khoản vay sẽ tăng từ 250 tỷ euro lên 300 tỷ euro. Kế hoạch mới còn bao gồm công cụ “phanh khẩn cấp”, trong đó cho phép bất kỳ thành viên nào cũng có 3 ngày bảo lưu ý kiến về kế hoạch cải cách của quốc gia khác.

Nhận Định Bóng Đá
上一篇:Gương mẫu trong giữ gìn an ninh, trật tự
下一篇:Khởi tố 7 nhân viên của nhà máy sản xuất ôtô VinFast tội trộm cắp tài sản