【mãn nhãn chấm info】Hóa giải thách thức, đưa nền kinh tế tăng tốc

  发布时间:2025-01-26 01:49:53   作者:玩站小弟   我要评论
Đối mặt nhiều thách thức, song kinh tếViệt Nam vẫn được dự báo tăng trưởng khả quan tr mãn nhãn chấm info。
Đối mặt nhiều thách thức,óagiảitháchthứcđưanềnkinhtếtăngtốmãn nhãn chấm info song kinh tếViệt Nam vẫn được dự báo tăng trưởng khả quan trong năm 2023. Ảnh: Đ.T

Địa phương nỗ lực

Để kinh tế cả nước phát triển, vai trò của các địa phương là rất quan trọng. Bởi thế, tại Hội nghị Tổng kết công tác năm 2022 và triển khai Kết luận của Trung ương, Nghị quyết của Quốc hội về Kế hoạch Phát triển kinh tế - xã hội năm 2023; cũng như Hội nghị tổng kết năm 2022 và Phương hướng, nhiệm vụ của ngành Kế hoạch - Đầu tư và Thống kê, hàng loạt địa phương đã “hiến kế” để làm sao, kinh tế - xã hội đạt được mục tiêu cao nhất trong năm 2023.

Vui mừng thông báo việc tăng trưởng GRDP của Quảng Ninh đạt 10,28% trong năm 2022, ông Cao Tường Huy, quyền Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh cho biết, một trong những động lực tăng trưởng quan trọng của Quảng Ninh trong năm qua là giải ngân vốn đầu tưcông.

Theo ông Huy, tính đến cuối năm 2022, Quảng Ninh đã giải ngân được 120% vốn kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao. “Chúng tôi giảm các công trình không cần thiết, chỉ tập trung vào công trình trọng điểm, vì vậy giải ngân nhanh”, ông Huy nói. Ông cho biết, năm 2022, Quảng Ninh tập trung vào 12 dự án, nhưng năm 2023 còn tập trung hơn nữa, chỉ còn 9 dự án động lực.

“Kinh nghiệm của chúng tôi là khâu chuẩn bị đầu tư rất quan trọng. Nếu chuẩn bị tốt, thì giải ngân sẽ nhanh. Muốn làm được điều đó, thì phải chuẩn bị sẵn về đất đai, phân công lãnh đạo các sở, ngành phụ trách từng địa phương, từng chủ đầu tư để đôn đốc triển khai công trình, dự án”, ông Huy chia sẻ kinh nghiệm của Quảng Ninh.

Trong khi đó, theo Bí thư Tỉnh ủy Lào Cai Đặng Xuân Phong, để đạt được tốc độ tăng trưởng trên 9% trong năm 2022, Lào Cai đã nỗ lực rất lớn, đặc biệt trong thúc đẩy ngành dịch vụ, du lịch, xuất nhập khẩu, nhất là trong bối cảnh chính sách “Zero-Covid” của Trung Quốc đã ảnh hưởng rất lớn tới kinh tế - xã hội của tỉnh.

“Chúng tôi đã chủ động làm việc với tỉnh Vân Nam và các tỉnh biên giới của Trung Quốc để giải quyết khó khăn về xuất nhập khẩu. Đồng thời, thực hiện nhiều giải pháp để thúc đẩy ngành du lịch phát triển. Năm 2022, du lịch của Lào Cai đã tăng nhanh, đạt gần với con số của năm 2019”, ông Đặng Xuân Phong cho biết.

Kinh nghiệm và thành tựu đạt được trong năm 2022 sẽ là nền tảng để các địa phương tiếp tục thực hiện các giải pháp để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Thậm chí, trước khó khăn, quyết tâm còn lớn hơn.

Theo chia sẻ của Bí thư Tỉnh ủy Thanh Hóa Đỗ Trọng Hưng, năm 2023, Thanh Hóa quyết tâm đạt mục tiêu tăng trưởng GRDP 11%; tất cả ngành, lĩnh vực đều phấn đấu đạt cao hơn năm 2022.

Trong khi đó, Chủ tịch UBND TP.HCM Phan Văn Mãi cho biết, ngay trong tháng 1/2023, TP.HCM sẽ tổ chức hội nghị để quán triệt, đồng thời triển khai chương trình hành động thực hiện Nghị quyết 31 của Bộ Chính trị về phương hướng, nhiệm vụ phát triển TP.HCM đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Nghị quyết này được coi là động lực quan trọng cho sự phát triển của TP.HCM trong tương lai.

Sau những vất vả, khó khăn vì Covid-19, năm 2022, kinh tế TP.HCM đã phục hồi mạnh mẽ, với mức tăng trưởng GRDP 9,03%. Kết quả này có được khi đầu tàu kinh tế của cả nước đã tập trung quyết liệt giải quyết khó khăn, vướng mắc kéo dài của các dự án đầu tư, dự án sản xuất, từ đó khơi thông nguồn vốn, tạo niềm tin rất lớn cho thị trường, cho xã hội. Một khi các biện pháp này tiếp tục được triển khai hiệu quả, kinh tế - xã hội TP.HCM sẽ tiếp đà phục hồi, đóng góp lớn cho phát triển kinh tế - xã hội của cả nước.

Chính phủ bản lĩnh, linh hoạt hóa giải khó khăn

Sự nỗ lực từ các địa phương sẽ mang lại kết quả tích cực cho không chỉ kinh tế - xã hội địa phương, mà cho cả nước. Đây là một điểm tựa quan trọng của nền kinh tế trong năm 2023.

Theo dự báo, dù đối mặt với nhiều khó khăn, nhưng kinh tế Việt Nam sẽ có thêm một năm tăng trưởng mạnh mẽ, thuộc hàng cao trong các nền kinh tế ở châu Á. Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) đã đưa ra con số 6,1%, còn Ngân hàngThế giới (WB) dự báo kinh tế Việt Nam sẽ tăng trưởng 6,4% trong năm 2023. Mức dự báo của Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) cao hơn, khoảng 6,7%.

Mục tiêu nhất quán là phải giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn, nhưng đồng thời, bảo đảm tăng trưởng kinh tế ở mức hợp lý và phấn đấu tăng trưởng ở mức cao nhất.

- Ông Nguyễn Chí Dũng, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư

相关文章

最新评论