【trận đêm qua】60 ngày và 60 năm
作者:Cúp C2 来源:La liga 浏览: 【大 中 小】 发布时间:2025-01-25 20:58:52 评论数:
Duyên kỳ ngộ
Tròn 6 thập kỷ trước,àyvànătrận đêm qua thực hiện Nghị quyết 15 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa II, trước đòi hỏi phát triển mạnh mẽ của cách mạng miền Nam, ngày 23/10/1961, Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng quyết định thành lập Đoàn 759 - Đoàn tàu Không số, đơn vị tiền thân của Lữ đoàn 125 hải quân ngày nay, mở con đường biển chiến lược quan trọng vận tải chi viện chiến trường miền Nam.
Ngày 19/10/2021, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc gặp gỡ đoàn cựu chiến binh “Đoàn tàu không số”, đại diện cho hơn 1.500 cựu chiến binh tham gia mở đường Hồ Chí Minh trên biển. |
Con đường mang tên Bác Hồ kính yêu giúp nối liền giữa hậu phương lớn miền Bắc với các chiến trường ác liệt miền Nam, đến các địa bàn xa xôi, khó khăn, gian khổ và ác liệt nhất mà tuyến đường Trường Sơn trên bộ chưa vươn tới được. Đây là con đường vận chuyển chiến lược, độc đáo, đáp ứng được yêu cầu “thần tốc” của Bộ Tư lệnh chiến dịch lúc bấy giờ. Chẳng hạn, 100 tấn vũ khí chở bằng đường biển, trên một con tàu có 10 đến 15 cán bộ, chiến sỹ đi trong 10 ngày là đến nơi trong khi vận chuyển bằng đường bộ phải cần 1 tiểu đoàn vận tải cơ giới đi cả tháng hoặc 1 sư đoàn bộ binh khuân vác trong ròng rã mấy tháng trời mới đến nơi.
Trên con đường biển này, gần 2.000 lượt tàu đã được huy động, đi trên 4 triệu hải lý, vận chuyển 8 vạn lượt người, trên 150.000 tấn vũ khí, đạn dược và hàng vạn tấn hàng hóa. Vượt mọi hiểm nguy, cán bộ, chiến sỹ "Đoàn tàu không số", với những con tàu thô sơ, nhỏ bé, chở nặng vũ khí vượt qua mọi sóng to, gió lớn, bão táp của biển cả, cùng sự ngăn chặn, bao vây, lùng sục đánh phá ác liệt của địch, để đi đến các chiến trường.
Gặp gỡ 36 đại biểu cựu chiến binh “Đoàn tàu không số” đại diện cho hơn 1.500 cựu chiến binh tham gia mở đường Hồ Chí Minh trên biển, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh: Đường Hồ Chí Minh trên biển mãi là biểu tượng sáng ngời của chủ nghĩa anh hùng cách mạng, của trí thông minh, lòng dũng cảm, ý chí sắt đá, quyết tâm; là biểu tượng cao đẹp của tinh thần đại đoàn kết toàn dân tộc, biểu tượng sức mạnh của chiến tranh nhân dân.
PGS-TS-BS Đỗ Kim Quế, Phó Giám đốc Bệnh viện Thống Nhất (phải), dẫn đầu đoàn “chiến sĩ áo trắng” đầu tiên được “biệt phái” đến bệnh viện điều trị Covid-19. |
Giống như một mối “duyên kỳ ngộ”, 60 năm sau, miền Nam lại trong cảnh lâm nguy, lần này không bởi giặc ngoại xâm mà vì “giặc” là đại dịch Covid-19. Những nhận định từ năm 1961 của Thường trực Quân ủy Trung ương, vào lúc này, vẫn mang tính thời sự đến lạ kỳ: “Muốn đẩy mạnh cách mạng miền Nam tiến lên giành thắng lợi quyết định cần phải kiên quyết chi viện cho miền Nam những thứ mà chiến tranh cần thiết. Miền Bắc phải thực hiện nhiệm vụ này với tất cả khả năng của mình trên nguyên tắc góp sức đẩy mạnh cách mạng miền Nam nhưng vẫn giữ vững hòa bình ở miền Bắc... Việc chi viện cho miền Nam có tính chất lâu dài và toàn diện…”.
Kiên quyết chi viện
Tinh thần “kiên quyết chi viện” cho miền Nam vào 60 năm trước, 60 năm sau vẫn nguyên vẹn. Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc liên tục lưu ý về việc phải tăng tỷ lệ điều tiết ngân sách cho TP. Hồ Chí Minh đang ở mức 18% lên 23% ngay năm 2022 để thành phố có thêm nguồn lực phục hồi kinh tế. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính từ hồi đầu tháng 8 đã kêu gọi lực lượng y, bác sĩ ở các bệnh viện trong cả nước lên đường chống dịch. Đến nay, đã có hơn 24 nghìn người thuộc Bộ Y tế, các đơn vị trực thuộc Bộ Y tế; ngành Y tế các tỉnh, thành phố; khối các bệnh viện trung ương; các trường y dược đã tham gia chi viện cho TP. Hồ Chí Minh và các tỉnh phía Nam.
Ba bài học Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc phân tích về 3 bài học từ 60 năm trước, 3 bài học đã làm nên thiên anh hùng ca bất tử mang tên Đường Hồ Chí Minh trên biển. Và 3 bài học này, có giá trị hơn bao giờ hết trong 60 ngày cuối cùng của năm 2021. Bài học đầu tiên rút ra từ việc hình thành và vận hành thành công đường Hồ Chí Minh trên biển là chúng ta đã xây dựng bản lĩnh chính trị vững vàng, lòng trung thành tuyệt đối và luôn nêu cao tinh thần cách mạng tiến công, quyết chiến quyết thắng. Bài học thứ hai là luôn tích cực xây dựng lực lượng, chủ động sáng tạo phát huy vai trò tiền phong gương mẫu của cán bộ, đảng viên, thuyền trưởng, chính trị viên. Bài học thứ ba là xây dựng tinh thần đoàn kết thống nhất trong nội bộ, đoàn kết với nhân dân, phát huy sức mạnh tổng hợp để đi đến thắng lợi. |
Và cũng như những chiến binh quả cảm trên “Đoàn tàu không số” ngày nào, những chiến sỹ áo trắng ngày nay cũng đang làm nên những câu chuyện đẹp, như: Câu chuyện lùi, hoãn kết hôn của nữ điều dưỡng Ngọc Diệp (Bệnh viện Bạch Mai), bác sỹ Đình Hoàng (Bệnh viện Hùng Vương, Phú Thọ); hay vợ chồng bác sỹ Nguyễn Thị Giang - Ðỗ Ngọc Anh (Bệnh viện Kiến An, Hải Phòng) gửi lại con thơ để xung phong lên đường chống dịch. Nhiều bác sỹ, tình nguyện viên đã gần như không nghỉ, liên tục chi viện từ vùng dịch này sang vùng dịch khác, như "bác sỹ 91” Trần Thanh Linh (Bệnh viện Chợ Rẫy) vừa trở về từ Khu công nghiệp Bắc Giang lại bắt tay ngay vào cứu chữa bệnh nhân tại Bệnh viện Hồi sức Covid-19 TP. Hồ Chí Minh...
"Chúng ta hãy vì nghĩa lớn, vì tình đồng bào! Quân đội sử dụng tất cả các lực lượng hiện có, kể cả không quân, vận tải bộ, vận tải thủy để hỗ trợ lương thực, thực phẩm và các nhu yếu phẩm thiết yếu khác bảo đảm cuộc sống cho người dân, bảo đảm cách ly an toàn để phòng, chống Covid-19” - Bộ trưởng Quốc phòng Phan Văn Giang nhấn mạnh như vậy trước hơn 1.000 cán bộ, chiến sĩ Học viện Quân y từ Hà Nội bay vào miền Nam chống dịch Covid-19, ngày 23/8/2021.
Huyền thoại “Đoàn tàu không số” năm xưa, một lần nữa được tái hiện khi đại tướng Phan Văn Giang quả quyết: “Bộ Quốc phòng quyết tâm bằng mọi cách, mọi biện pháp, sử dụng mọi lực lượng, với khả năng của mình, thậm chí vượt cả khả năng của mình, quyết tâm cùng với nhân dân TP. Hồ Chí Minh, các tỉnh Bình Dương, Long An, Đồng Nai và các địa phương triệt để chống dịch để cuộc sống của người dân có thể trở lại bình thường”. Vào hỗ trợ TP. Hồ Chí Minh, lực lượng quân đội tham gia từ việc thành lập bệnh viện dã chiến; tăng cường các lực lượng tuần tra, kiểm soát để bảo đảm kỷ luật, an ninh trật tự; cung cấp, vận chuyển vật tư y tế; tiêm vắc-xin đến lo cả việc hậu sự cho người dân không may qua đời vì Covid-19…
“Tiến công” được không? Năm 2021 sắp đi qua, một năm quần quật vì đại dịch và các trung tâm kinh tế lớn nhất cả nước trong tình trạng tại gần như phải “án binh bất động”. Hàng loạt các tỉnh miền Nam, nơi đang đóng góp tới gần 50% GDP cả nước, năm nay có thể rơi vào tăng trưởng âm. Còn tăng trưởng GDP cả nước dự kiến chỉ đạt mức tăng từ 2,5 đến 3%. Báo cáo trước Quốc hội tại phiên khai mạc Kỳ họp thứ hai, ngày 20/10/2021, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính trình bày những giải pháp cho hai tháng cuối năm nay, theo đó là chống dịch và chống dịch. Hàng đầu cho tập trung nỗ lực cao nhất cho phòng, chống dịch Covid-19; khẩn trương xây dựng và tổ chức thực hiện các phương án, kịch bản cụ thể, sát hợp với tình hình thực tế; quyết liệt hành động, triển khai thực hiện hiệu quả, đồng bộ các nhiệm vụ, giải pháp đề ra theo phương châm nhạy bén, linh hoạt, sáng tạo, bình tĩnh, kịp thời với mục tiêu xuyên suốt là bảo vệ sức khỏe, tính mạng của nhân dân là trên hết, trước hết… Nhiều người trong giới chuyên gia cho rằng, nền kinh tế có phục hồi được không và phục hồi mạnh mẽ ngay từ năm tới được không, đều phải trông chờ ở 60 ngày cuối cùng của năm nay có được khí thế tiến công được không, như ý kiến của PGS.TS Vũ Minh Khương - giảng viên cao cấp Trường Chính sách công Lý Quang Diệu, Đại học Quốc gia Singapore: “Không phải cứ sóng gió như vậy thì ta cứ đứng dồn vào một góc và chờ đợi. Phải có sự sục sôi để vượt qua, để phát triển kinh tế, chứ không phải cứ đóng cửa chờ đấy thì dịch sẽ qua”. |