【soi kèo uefa nations league】Nguy cơ dịch bệnh tại những vùng “loãng” tiêm chủng
Sự trở lại của bạch hầu,ơdịchbệnhtạinhữngvùngloãngtiêmchủsoi kèo uefa nations league ho gà
Tại hội nghị tăng cường phòng chống dịch khu vực phía Nam mới diễn ra tại TPHCM, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng Trần Đắc Phu cho biết, năm 2016, sự tập trung lớn nhất của công tác phòng chống dịch là bệnh do virus Zika với 232 ca mắc từ đầu năm 2016 đến nay, trong đó có một trường hợp bé 4 tháng tuổi đầu nhỏ liên quan đến Zika ở Đắk Lắk. Tuy nhiên, đây không phải là căn bệnh nguy hiểm, không quá quan ngại vì tỷ lệ tử vong rất thấp, chủ yếu chỉ quan tâm đến chứng đầu nhỏ ở phụ nữ mang thai.
Cùng với đó là sự lưu hành của sốt xuất huyết và tay chân miệng, tuy nhiên đây là những bệnh dịch diễn ra hằng năm nên công tác phòng ngừa vẫn được chú ý.
Ảnh minh họa
Tuy nhiên, Cục trưởng Trần Đắc Phu lưu ý về diễn biến của bệnh cúm rất phức tạp, cúm H7N9 vẫn lưu hành, mặc dù trong 2 năm 2015 – 2016 không ghi nhận ca bệnh nào mắc cúm H5N1 nhưng cúm này vẫn xuất hiện trên đàn gia cầm (tại Cà Mau)…
Viêm não do virus xuất hiện tại hầu hết các tỉnh thành, tập trung nhiều khu vực phía Bắc. Viêm màng
não do não mô cầu năm 2016 cũng rất đáng lưu tâm khi vẫn có trường hợp tử vong tại TPHCM. Nguyên nhân chủ yếu do chưa phổ cập rộng việc tiêm vaccine viêm màng não mô cầu, do đây không phải là vaccine nằm trong chương trình tiêm chủng mở rộng.
Đặc biệt, năm 2016 ghi nhận sự quay trở lại của một số bệnh như bại liệt, ho gà, bạch hầu trên thế giới và tại Việt Nam. Tháng 8.2016, xuất hiện ổ dịch ho gà tại xã Đức Hạnh, huyện Bảo Lâm (Cao Bằng) ghi nhận 49 trường hợp, chủ yếu ở trẻ dưới 5 tuổi có các triệu chứng lâm sàng điển hình với bệnh ho gà.
Từ cuối tháng 6 đến ngày 17.7.2016, số ca nghi nhiễm bệnh bạch hầu trên địa bàn huyện Đồng Phú (tỉnh Bình Phước) tăng lên 59 ca, thuộc 3 xã Thuận Phú, Thuận Lợi và xã Đồng Tiến, trong đó có 3 người tử vong. Nguyên nhân tử vong chủ yếu do chẩn đoán sai. Độ tuổi mắc bệnh ghi nhận tại địa phương này từ 6-26 tuổi. Trong năm 2015 cũng xuất hiện ổ dịch bạch hầu quy mô nhỏ ở xã Phước Lộc, huyện Phước Sơn, tỉnh Quảng Nam.
Nhiều khu vực không quản lý được tỷ lệ tiêm chủng
Cục trưởng Trần Đắc Phu nhấn mạnh, dịch bệnh xảy ra ở những khu vực không quản lý được, tỷ lệ tiêm chủng thấp như Đắk Lắk, Đắk Nông, Bình Dương, TPHCM…
Tại ổ dịch bạch hầu ở Bình Phước vừa qua, do cộng đồng có tỷ lệ tiêm thấp nên khả năng miễn dịch kém, người dân chủ yếu là dân tộc S’tiêng nên việc vận động tiêm chủng, cách ly khi có người mắc bệnh gặp rất nhiều khó khăn. Thêm vào đó, tại huyện Đồng Phú, qua các năm 2008, 2010, 2013, tích lũy dần các trường hợp chưa được tiêm chủng (tỷ lệ tiêm chủng thấp) tăng, nên tạo cơ hội cho tác nhân gây bệnh lớn hơn các địa phương khác. Nếu trong cộng đồng có tỷ lệ người đã có miễn dịch cao (gọi là miễn dịch cộng đồng) thì dịch bệnh không xảy ra và những người chưa miễn dịch cũng có thể được bảo vệ.
Ngược lại, nếu miễn dịch cộng đồng không đủ để ngăn ngừa dịch, khi dịch xảy ra những người này sẽ dễ mắc bệnh. Bên cạnh đó, người mắc bệnh ở độ tuổi càng lớn thì tỷ lệ tử vong càng cao.
Có một điều đáng ngạc nhiên là tại thành phố lớn như TPHCM, tỷ lệ tiêm chủng vẫn ở mức thấp, đặc biệt không thống kê được số lượng tiêm chủng mở rộng và tiêm chủng dịch vụ. Sở Y tế TPHCM cho biết, đến năm 2016, tỷ lệ tiêm chủng đầy đủ 8 loại vaccine đạt 95%.
Tuy nhiên, tỷ lệ tiêm ngừa uốn ván VAT 2+ ở thai phụ và nữ ở độ tuổi sinh đẻ đều đạt tỷ lệ thấp. Tỷ lệ tiêm chủng ở trẻ dưới 18 tháng đạt rất thấp: Tỷ lệ trẻ tiêm mũi 4 vắc xin DPT phòng bạch hầu, ho gà, uốn ván chỉ đạt 55%, tỷ lệ trẻ tiêm vaccine sởi mũi 2 cũng chỉ đạt 76.
Các chuyên gia trong lĩnh vực y tế dự phòng cho rằng, mặc dù tỷ lệ tiêm chủng trên toàn quốc đạt mức cao, tuy nhiên cá biệt một số địa phương vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện địa lý, kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn đạt tỷ lệ tiêm chủng thấp do bỏ sót đối tượng tiêm chủng. Vì vậy miễn dịch cộng đồng không đủ để bảo vệ khi tiếp xúc với tác nhân gây bệnh, tiềm ẩn nguy cơ mắc bệnh và có thể gây dịch.
Công tác tiêm chủng mở rộng ở Việt Nam đã được triển khai hơn 30 năm. Định kỳ 5 năm, các tổ chức quốc tế như: Tổ chức Y tế thế giới (WHO), Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF) đều tiến hành đánh giá tỷ lệ tiêm chủng của Việt Nam. Đợt đánh giá tháng 6.2015 cho thấy, tỷ lệ tiêm chủng đầy đủ các vaccine cho trẻ dưới một tuổi đạt 94,1%; tỷ lệ tiêm mũi hai vaccine sởi cho trẻ 18 tháng đạt hơn 94%; tỷ lệ tiêm nhắc vaccine DPT mũi bốn đạt thấp hơn, 84,7%; tỷ lệ tiêm viêm gan B liều sơ sinh đạt 56,3%, một số tỉnh, thành phố vẫn ở mức thấp, dưới 50%. Đáng chú ý, hằng năm vẫn còn khoảng 5 đến 10% số huyện có tỷ lệ tiêm chủng dưới 90%, tập trung tại các tỉnh miền núi, vùng sâu, vùng xa, do phong tục tập quán của đồng bào dân tộc thiểu số.
Để tăng cường các biện pháp phòng, chống dịch bệnh, ngăn chặn nguy cơ dịch bùng phát trở lại, Bộ Y tế đề nghị các tỉnh tổ chức rà soát đối tượng thuộc diện tiêm chủng, nắm rõ tiền sử tiêm chủng để thông báo cho đối tượng tham gia tiêm chủng đúng lịch, đủ liều. Mặt khác, thực hiện tiêm bổ sung ngay trong tháng đối với các trường hợp hoãn tiêm chủng, bảo đảm đạt tỷ lệ hơn 90% ở quy mô xã, phường đối với các loại vaccine cơ bản trong tiêm chủng mở rộng. Thực hiện giám sát chủ động, xét nghiệm, phát hiện sớm các trường hợp mắc bệnh, không để bùng phát dịch, chú trọng các bệnh có vaccine trong tiêm chủng mở rộng có nguy cơ bùng phát trở lại như: Bạch hầu, ho gà, sởi, viêm não Nhật Bản.
Đồng thời, tăng cường truyền thông vận động người dân đưa trẻ đi tiêm vaccine phòng bệnh đúng lịch, đủ liều. Bộ Y tế cũng lưu ý các tỉnh, thành phố hằng năm lập kế hoạch cụ thể về tiêm chủng, bảo đảm đủ kinh phí, nhất là kinh phí hỗ trợ cho cán bộ tiêm chủng, cũng như để sửa chữa, bảo dưỡng dây chuyền lạnh, bảo quản, vận chuyển vaccine và truyền thông trong tiêm chủng. Theo chiến lược vaccine và tiêm chủng của WHO, các quốc gia cần đạt mục tiêu: Duy trì tỷ lệ tiêm chủng các loại vaccine đạt hơn 95% ở mức độ tuyến quốc gia và trên hoặc bằng 90% tại tất cả các huyện.
TheoLao động
本文地址:http://game.marimbapop.com/html/755d298570.html
版权声明
本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。