Để xử lý các lô hàng là lốp ô tô đã qua sử dụng tồn đọng tại cảng Hải Phòng,soinhận định marseille vs Tổng cục Hải quan chỉ đạo Cục Hải quan Hải Phòng sử dụng máy soi container và cân điện tử để soi chiếu, kiểm tra trước khi giao cho DN mua.
Tuy nhiên, Hải quan Hải Phòng cho biết, việc đưa toàn bộ 1.700 container lốp ô tô đã qua sử dụng từ các cảng đến 2 địa điểm đặt máy soi container sẽ tốn khoản kinh phí khoảng 6,8 tỷ đồng, chủ yếu là chi phí bốc xếp, vận chuyển. Trong khi đó, số tiền dự tính thu được về ngân sách từ việc bán số hàng này chỉ rơi vào khoảng 3,4 tỷ đồng.
Liên quan đến xử lý lốp ô tô đã qua sử dụng tồn đọng ở cảng Hải Phòng, mới đây, Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức đánh giá việc thí điểm mua, xử lý(sau 2 năm thực hiện, trước đây đã thí điểm cho Công ty CP Kính nổi Chu Lai thu mua-PV), làm căn cứ xem xét có tiếp tục cho phép thực hiện hay không. |
Trong khi đó, Thông tư 203/2014/TT-BTC quy định kinh phí phục vụ xử lý hàng tồn đọng được lấy từ nguồn bán các lô hàng này. Như vậy, theo phương án này cơ quan chức năng phải cấp thêm ngân sách (vì số tiền bán hàng không đủ chi phí như đề cập ở trên) trong khi nguồn phải bù lớn (khoảng 3,4 tỷ đồng) nằm ngoài khả năng chi trả của Cục Hải quan Hải Phòng.
Mặt khác, các địa điểm soi chiếu có mặt bằng diện tích hạn chế nên việc vận chuyển một lượng lớn container về đây sẽ gây tình trạng ách tắc tại địa điểm soi chiếu, ảnh hưởng thời gian thông quan hàng hóa.
Để giải quyết khó khăn nêu trên, Hải quan Hải Phòng đề nghị Tổng cục Hải quan phương án, giao Hội đồng xử lý hàng hóa tồn đọng và các bên liên quan tiến hành mở trực tiếp từng container và kiểm tra sơ bộ. Nếu hàng hóa là phế liệu cao su, lốp đã qua sử dụng sẽ được niêm phong giao cho DN thu mua bảo quản chờ kiểm tra chi tiết.
Trường hợp hàng hóa không phải là phế liệu cao su, lốp đã qua sử dụng mà là hàng hóa khác cơ quan Hải quan sẽ tạm giữ để Cục trưởng Cục Hải quan Hải Phòng thực hiện các biện pháp xử lý theo thẩm quyền.