TheếMỹLatinhcăngthẳsoi kèo crystal palaceo kết quả thăm dò được Ủy ban Kinh tế Mỹ Latinh và Caribbean (ECLAC) công bố mới đây, từ năm ngoái, đồng nội tệ của các quốc gia Mỹ Latinh đã có khuynh hướng suy giảm so với đồng USD. Theo ECLAC, nguyên nhân là do chính phủ của các nước này đã xóa bỏ hoặc làm chậm lại các chương trình kích thích kinh tế, giá các mặt hàng cơ bản sụt giảm, nguồn vốn ở các thị trường quốc tế trở nên hạn hẹp hơn và đặc biệt là do sự suy giảm kinh tế nói chung của toàn khu vực. Nhà nghiên cứu Alicia Giron thuộc Viện Điều tra Kinh tế của trường Đại học Quốc gia Tự trị Mexico cho biết Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) liên tục hạ thấp dự đoán tăng trưởng của họ. Đây là một cuộc khủng hoảng vô cùng phức tạp, đang khiến cho giá trị đồng nội tệ của các quốc gia trong toàn khu vực trở nên dễ 'bốc hơi'".
Báo cáo thường niên của ECLAC cho thấy lãi suất thấp - hệ quả của việc nới lỏng các chính sách tiền tệ - đã góp phần khiến đồng nội tệ của 15 quốc gia ở khu vực này trong năm 2014 bị sụt giá so với đồng USD. Trong bối cảnh Mỹ Latinh hứng chịu nhiều áp lực, việc Mỹ tuyên bố tăng lãi suất khiến họ lo ngại rằng tác động trực tiếp có thể lớn hơn nhiều, gây thất thoát vốn, làm các đồng nội tệ bị mất giá đột ngột.
Mexico là một trong những nước có thể bị ảnh hưởng nhiều nhất bởi khả năng thất thoát vốn. Đầu năm 2015, đồng peso của Mexico đã bị giảm giá 20% so với đồng USD, chủ yếu là do những đồn đoán về việc Mỹ tăng lãi suất. Chính phủ nước này đã đề ra một chính sách tài chính nhằm bảo vệ khả năng thanh khoản và tránh tình trạng bất ổn trên thị trường ngoại hối. Nước này cũng có thể phải viện đến nguồn dự trữ ngoại tệ và nguồn tín dụng linh hoạt để giúp giảm bớt tác động của tình trạng thất thoát vốn.
Giới phân tích cho rằng đây chỉ là một phần trong những ảnh hưởng của các nhân tố kinh tế bên ngoài lên các nước Mỹ Latinh. Khu vực này đang vật lộn để tăng GDP hơn 3% hàng năm, tuy nhiên tình hình năm 2015 thậm chí sẽ trở nên tồi tệ hơn. Theo dự báo mới nhất của ECLAC, nền kinh tế của các quốc gia Mỹ Latinh và vùng Caribbean sẽ chỉ tăng trưởng trung bình 0,5% trong năm nay. Tình trạng trì trệ này sẽ làm chậm tiến trình tạo việc làm trên thực tế, giảm chất lượng việc làm cũng như mức lương, đồng thời không có an sinh xã hội.