【tỷ số borussia dortmund】Tình tiết giúp cụ bà đòi được tranh quý 135 triệu USD
时间:2025-01-11 04:03:52 出处:Cúp C1阅读(143)
Sau khi xâm chiếm nước Áo vào năm 1938,ìnhtiếtgiúpcụbàđòiđượctranhquýtriệtỷ số borussia dortmund Đức Quốc Xã đã cướp tác phẩm khỏi gia đình bà Maria Altmann. Vì là người Do Thái, vợ chồng bà buộc phải chạy trốn sang Mỹ để tránh thảm họa diệt chủng. Sau Thế chiến II, bức tranh thuộc về chính phủ Áo.
Khi bắt đầu vụ kiện, bà Altmann không nghĩ rằng mình sẽ còn sống cho tới khi đòi lại được bức chân dung đó. Nhưng bà tâm sự cuộc chiến pháp lý không phải vì tiền bạc hay trả thù. Maria Altmann muốn công chúng biết sự thật về những gì đã xảy ra với bức tranh và gia đình của bà.
Adele Bloch-Bauer là ai?
Chân dung Adele Bloch-Bauer Ilà tác phẩm chân dung quan trọng nhất của Gustav Klimt.
Vào thời điểm bước sang thế kỷ 20 ở Vienna (Áo), một người Do Thái giàu có là Ferdinand Bloch-Bauer thuê họa sĩ Klimt vẽ chân dung vợ mình - Adele. Lúc này, Klimt nổi lên nhờ vị trí dẫn đầu phong trào Ly khai Vienna.
Theo Daily Art, bản thân Adele Bloch-Bauer cũng là một nhân vật được đánh giá cao trong nền nghệ thuật Vienna. Thiếu phụ xinh đẹp, giàu sang và có địa vị xã hội thường xuyên tổ chức các buổi gặp gỡ nghệ sĩ, hỗ trợ cho những người như Klimt.
Khi nhận đơn đặt hàng, Klimt bắt tay vào quá trình vẽ tốn nhiều công sức kéo dài 4 năm. Sau khi chiêm ngưỡng những bức tranh khảm vàng Byzantine ở Ravenna (Italy), Klimt hoàn toàn đắm chìm trong “Giai đoạn vàng” khi ông bắt đầu vẽChân dung Adele Bloch-Bauer I còn được gọi là Quý bà Vàng.
Sau hàng trăm bản phác thảo sử dụng một số trang phục được thiết kế đặc biệt, Klimt đã cho ra mắt phiên bản cuối cùng vào năm 1907. Giống hầu hết các bức chân dung của Klimt, Chân dung Adele Bloch-Bauer I thể hiện người mẫu khá chân thực. Khuôn mặt gợi cảm, bí ẩn, má ửng đỏ của Adele nổi bật giữa nền vàng lấp lánh.
Mối quan hệ họa sĩ và nàng thơ
Bức tranh đã được trưng bày trong căn hộ lộng lẫy của gia đình Bloch-Bauer ở Vienna.
Thích thú với bức tranh nổi bật, bừng sáng cả không gian, Ferdinand đề nghị Klimt vẽ bức chân dung thứ hai của Adele vào năm 1912. Lúc này, Klimt đã từ bỏ “Giai đoạn vàng” để chuyển sang sử dụng bảng màu rực rỡ. Tuy nhiên, thiên hướng vẽ các chi tiết trang trí chỉn chu của Klimt vẫn nguyên vẹn.
Ngoài hai bức chân dung, nhà Bloch-Bauer còn thêm một số bản vẽ phong cảnh của Klimt vào bộ sưu tập nghệ thuật Áo hiện đại của họ. Adele dành cả căn phòng để trưng bày các tác phẩm đó, thậm chí có một bức ảnh đóng khung của nghệ sĩ.
Có tin đồn mối quan hệ của Adele Bloch-Bauer với Gustav Klimt vượt quá phạm vi nghệ sĩ và nàng thơ. Một số nhà sử học còn suy đoán vẻ đẹp của Adele truyền cảm hứng cho những kiệt tác khác của Klimt - chẳng hạn như The KissvàJudith I.
Bức tranh lưu lạc 60 năm
Năm 1925, Adele đột ngột qua đời vì bệnh viêm màng não ở tuổi 42. Chồng cô - Ferdinand, đã trưng bày bức chân dung của vợ tại nhà cho đến khi Thế chiến II bắt đầu.
Khi Đức Quốc Xã xâm chiếm Áo vào năm 1938, Ferdinand trốn khỏi đất nước. Căn hộ của ông và bộ sưu tập nghệ thuật bị Đức Quốc xã tịch thu. Giống như nhiều người Do Thái phải rời bỏ quê hương, Ferdinand không bao giờ lấy lại được tài sản của mình.
Chiến tranh kết thúc, Chân dung của Adele Bloch-Bauer Ithuộc sở hữu của chính phủ Áo, trưng bày tại Belvedere Gallery ở Vienna trong 60 năm. Bảo vật được ca ngợi là “Mona Lisa của Áo”.
Những người còn sống của nhà Bloch-Bauer đã cố gắng nhưng không đòi lại được tài sản của gia đình. Năm 2000, Maria Altmann, cháu gái của Ferdinand khi đó sống ở Mỹ, tiếp tục yêu cầu trả lại các bức tranh, bao gồm Chân dung Adele Bloch-Bauer I, cho những người thừa kế hợp pháp.
Tình tiết quyết định chiến thắng
Vụ kiện đã thu hút được sự chú ý của quốc tế do giá trị nghệ thuật và mức độ quan trọng của tác phẩm. Nước Áo cố giữ bức tranh, vin vào ý nguyện trước khi mất của Adele. Cô viết: “Tôi yêu cầu chồng tôi sau khi anh ấy qua đời hãy để lại 2 bức chân dung và 4 bức phong cảnh của Gustav Klimt cho Phòng trưng bày Quốc gia Áo ở Vienna”.
Tuy nhiên, vào thời điểm đó các tác phẩm không thuộc quyền sở hữu của Adele. Bởi vậy, di chúc của cô không có hiệu lực thi hành. Ngoài ra, Ferdinand, người chủ trên thực tế, đã quyết định để lại những bức tranh của Klimt cho các cháu của mình, bao gồm bà Altman.
Cuối cùng, phòng trưng bày Belvedere buộc phải giao bức tranh quý giá cho con cháu dòng họ Bloch-Bauer vào năm 2006.
Bức tranh lập mức giá kỷ lục
Năm 2006, bà Altmann bán bức tranh với giá 135 triệu USD - mức kỷ lục trong hội họa thời điểm đó. Không ai trong gia đình có đủ khả năng để giữ bảo vật lại vì chi phí bảo hiểm quá cao. Ngoài ra, bà Altmann phải chia sẻ bức tranh cùng với những người thừa kế khác.
Luật sư E. Randol Schoenberg khẳng định: “Động lực chính là nói lên sự thật về những gì đã xảy ra. Bạn biết đấy, thậm chí không ai nghĩ chúng tôi sẽ thắng”.
Dù nhận được khoản tiền lớn, bà Altmann không tiêu xài hoang phí. Bà dùng tiền chi trả cho việc chăm sóc tại nhà trước khi qua đời vào năm 2011. Bà đã rất hào hứng khi mua một chiếc máy rửa bát mới.
Hiện nay, tác phẩm được trưng bày tại Neue Galerie (New York, Mỹ) cùng với bộ sưu tập ấn tượng về nghệ thuật Đức và Áo cùng thời kỳ.
Bức tranh trải qua 13 kiếp nạn
Tác phẩm 'Ghent Altarpiece' trải qua nhiều sóng gió khi từng bị lấy cắp, giả mạo, đốt cháy. Hiện bức tranh được trưng bày trong tủ chống đạn tại nhà thờ ở Bỉ.上一篇: Đổi thay từ những tuyến đường kiểu mẫu
下一篇: Tạm đình chỉ công tác cán bộ thuế đòi quăng ly nước vào mặt công an
猜你喜欢
- Sức mạnh tổ hợp tên lửa kết hợp pháo phòng không Pantsir
- Tình hình Ukraine mới nhất: NATO mở Văn phòng đại diện tại Ukraine
- Thanh tra Quảng Nam kiến nghị kiểm điểm trách nhiệm 55 tập thể, 85 cá nhân
- Đề xuất đăng kiểm xe là nghề nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm
- Nhận định, soi kèo Barbastro vs Barca, 01h00 ngày 5/1: Khách thắng nhẹ
- Có thể hưởng trợ cấp thất nghiệp trước khi nghỉ hưu
- Căn cứ quân sự Mỹ ở Nhật phát nổ, mùi thuốc súng nồng nặc khắp vùng
- Phong tỏa đường ở Đà Nẵng vì chiếc vali khóa số vứt trên vỉa hè
- Công an An Giang truy tìm đối tượng nghi siết cổ con gái riêng của vợ