Sau hàng loạt tuyên bố khá mạnh mồm,ữnglábàiampquotcủaNganếubịtrừngphạuk88 top Mỹ và các quốc gia lớn ở châu Âu vẫn chưa buộc Nga phải "trả giá" hay "chịu hậu quả". Phần lớn các Chính phủ phương Tây dường như đang tìm kiếm giải pháp thương lượng dù vẫn trù tính các biện pháp trừng phạt kinh tế để áp dụng khi cần. Về phía Nga, Tổng thống Vladimir Putin cho biết không muốn Crimea trở thành một phần lãnh thổ của Nga dù khẳng định rằng người dân Crimea có quyền tự quyết giống quy chế đã được trao cho người Albania ở Kosovo. Tuy khẳng định Tổng thống bị lật đổ Viktor Yanukovych "không còn tương lai chính trị" và công nhận Rada Tối cao (Quốc hội Ukraine), nhưng ông Putin cũng cho rằng quyền Tổng thống Ukraine Oleksandr Turchynov không hợp pháp do vi phạm quy trình phế truất ông Yanukovych. Quan điểm công khai của Moscow là không yêu cầu phục chức cho ông Yanukovych hay Crimea phải trở thành một quốc gia độc lập.
Mỹ và châu Âu có thể tìm cách đẩy nhanh tiến trình đàm phán nhằm ngăn chặn cuộc trưng cầu ý dân mà chính phủ mới ở Crimea dự kiến tổ chức vào ngày 16-3 tới. Tuy nhiên, nếu không đạt được thỏa thuận và cuộc trưng cầu dân ý vẫn diễn ra theo đúng kế hoạch, thì tiến trình đàm phán có thể khó khăn hơn. Đàm phán thất bại, hoặc xung đột bạo lực dân sự xảy ra ở Ukraine, đều sẽ gây tổn hại nghiêm trọng, thậm chí dẫn đến việc cắt đứt quan hệ giữa Mỹ và châu Âu với Nga.
Trong lúc này, các quan chức Nga đã bắt đầu cân nhắc lựa chọn đáp trả các chính sách của phương Tây. Nga có thể cắt nguồn cung cấp khí đốt cho châu Âu khiến chính phủ của các nước này náo loạn. Moscow cũng có thể ngay lập tức bán tất cả các trái phiếu kho bạc Mỹ mà họ đang nắm giữ, như đề nghị công khai của một số quan chức Nga. Thượng viện Nga còn có thể thông qua dự luật cho phép tịch thu tài sản của các công ty Mỹ ở Nga. Nếu bất kỳ biện pháp nào trong số đó được thực hiện, quan hệ Nga - Mỹ sẽ sụp đổ.
Chưa hết, tại Trung Đông, sự sụp đổ quan hệ giữa Mỹ và châu Âu với Nga có thể thúc đẩy Kremlin tăng cường hỗ trợ cho Tổng thống Syria Bashar al-Assad. Nếu Moscow cho rằng tình hình đã đạt tới mức không thể vãn hồi với các nước phương Tây, họ sẽ thay đổi chính sách cung cấp vũ khí hạn chế hiện nay bằng hàng loạt hợp đồng bán vũ khí và thậm chí cử cố vấn sang giúp đỡ chính quyền Assad. Cách tiếp cận này vừa gây áp lực lớn hơn lên phương Tây, lại giúp củng cố Chính phủ Syria trở thành một đồng minh thực sự của Nga tại khu vực Trung Đông chiến lược.
Cách tiếp cận của Nga với Iran có thể còn có những thay đổi quan trọng hơn. Sau khi thực sự cắt quan hệ với Washington, Nga có thể hợp tác nhiều hơn với Iran. Lúc đó, động thái của ban lãnh đạo Iran sẽ mang tính quyết định. Tổng thống Iran Hassan Rowhani vốn đang tìm cách cải thiện quan hệ với Mỹ, song ít ai tin rằng ông Rowhani có đủ thẩm quyền quyết định ở Tehran. Lãnh tụ tinh thần tối cao Đại giáo chủ Ali Khamenei sẽ xem xét sự sụp đổ quan hệ giữa phương Tây và Nga như thế nào? Nếu Trung Quốc có vẻ như đang ngầm ủng hộ Nga, liệu ông Khamenei có nhìn thấy cơ hội của Iran trong trật tự thế giới mới này? Rất khó trả lời những câu hỏi này song rất hữu ích khi nghiên cứu chúng.
Cứ như vậy, một chuỗi các biện pháp trả đũa lẫn nhau sẽ còn kéo dài giữa Nga và phương Tây. Có thể Moscow sẽ chịu nhiều tổn thất hơn, nhưng chắc chắn Washington cũng sẽ phải hứng chịu những hậu quả không hề nhỏ. Đàm phán để đi đến đồng thuận luôn là giải pháp cần được ưu tiên hàng đầu.
Bạch Dương