当前位置:首页 > Thể thao

【kết quả trận thuỵ sĩ】Giải pháp nào để Libya thoát khỏi bạo lực ?

Bất chấp lệnh ngừng bắn do Liên Hiệp Quốc (LHQ) bảo trợ,ảiphpnođểLibyathotkhỏibạolựkết quả trận thuỵ sĩ xung đột lại nổ ra giữa quân chính phủ và lực lượng dân quân vũ trang tại Libya làm nhiều người thương vong. Giải pháp chính trị nào cho quốc gia Bắc Phi đang tồn tại hai chính quyền này đang được các quốc gia quan tâm.

Bạo lực đang dần đẩy xa cuộc bầu cử tại Libya. Nguồn: THE NATIONAL

Tình trạng giao tranh đẫm máu ở Libya diễn ra kể từ sau cuộc chính biến lật đổ nhà lãnh đạo Moamar Gadhafi năm 2011. Kể từ đó, quốc gia này tồn tại hai chính quyền với các lực lượng vũ trang riêng, gồm Chính phủ đoàn kết dân tộc Libya (GNA) hoạt động tại thủ đô Tripoli do Thủ tướng Fayez Serraj lãnh đạo, và một chính quyền tại miền Đông được Tướng Khalifa Haftar hậu thuẫn. GNA vẫn chưa thể thành lập lực lượng quân đội riêng, mà vẫn phải dựa vào các nhóm dân quân để bảo vệ thủ đô. Đến năm 2015, dưới sự bảo trợ của LHQ, một lệnh ngừng bắn đã có hiệu lực tại Libya. Tuy nhiên, sau đó không lâu giao tranh lại tiếp diễn và quốc gia này đã chìm trong bạo lực, hỗn loạn và chia rẽ chính trị.

Tình hình Libya hiện còn phức tạp hơn nhiều do sự phát triển nở rộ và vai trò ngày càng lớn của các nhóm dân quân vũ trang vốn ra đời từ sự hỗn loạn và bất ổn ở nước này. Hiện các nhóm trên hoạt động mạnh ở miền Tây Libya và đang tẩy chay mọi nỗ lực quốc tế nhằm thể hiện lập trường “không muốn nước ngoài can thiệp vào Libya”. Đáng quan ngại hơn là tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng lợi dụng tình thế bất ổn của quốc gia này mà phát triển và khủng bố, giết hại nhiều dân thường vô tội.

Trước thực trạng trên, nhiều tổ chức quốc tế và các quốc gia liên quan đã vào cuộc nhằm tìm ra giải pháp ngăn chặn giao tranh tại Libya hướng đến hòa bình cho quốc gia Bắc Phi này. Hồi tháng 5 vừa qua, Pháp cũng đã chủ trì một hội nghị quốc tế về Libya ở Paris dưới sự bảo trợ của LHQ, trong đó các bên liên quan đã đạt được một thỏa thuận 8 điểm với nội dung chính là sẽ thực hiện tiến trình nhằm tổ chức thành công các cuộc bầu cử Quốc hội và tổng thống ở Libya vào ngày 10-12 tới.

Tuy nhiên, sáng kiến của Pháp bị chỉ trích là khá vội vàng và không bao gồm đầy đủ các thành phần chính trị ở Libya. Bên cạnh đó, các phe phái ở quốc gia Bắc Phi này cũng chưa sẵn sàng có những thỏa hiệp cần thiết để giải quyết tình thế bế tắc chính trị, dẫn tới thỏa thuận tại hội nghị Paris không thể thực hiện được.

Mới đây, Italia chủ trì một hội nghị kéo dài 2 ngày tại Palermo của nước này nhằm tìm giải pháp ổn định tình hình nội chiến tại Libya. Cách tiếp cận của Italia là giải quyết cuộc khủng hoảng Libya trái ngược với cách tiếp cận của Pháp. Rome cho rằng sự ổn định là con đường duy nhất hướng tới tương lai cho Libya, và các cuộc bầu cử chỉ nên diễn ra sau đó. Phía Pháp thì lại muốn tổ chức bầu cử trước.

Ngoại trưởng Italia Enzo Moavero tuyên bố, Libya có thể tổ chức bầu cử vào mùa Xuân tới. Bởi lẽ, hôm 13-11, hai lãnh đạo đối lập chính của Libya đã gặp nhau lần đầu tại Sicily sau hơn 5 tháng. Thủ tướng Libya đã chấp thuận một kế hoạch của LHQ tổ chức một cuộc bầu cử vào năm tới. Như vậy kế hoạch trước đó của LHQ tổ chức bầu cử Libya vào tháng tới đã bị bác bỏ hồi tuần trước.

Việc các nhà lãnh đạo chính trị chủ chốt ở Libya cam kết sẽ thực hiện theo một tiến trình chính trị do LHQ bảo trợ, bao gồm tổ chức một hội nghị quốc gia ở nước này, tiếp đó là bầu cử Quốc hội và tổng thống vào tháng 6-2019, được đánh giá là bước tiến đáng khích lệ có thể giúp Libya thoát khỏi tình trạng bất ổn và bạo lực kéo dài suốt 7 năm qua.

Hội nghị quốc tế bàn Kế hoạch hòa bình cho Libya tại thành phố Palermo, Italia do Italia chủ trì, có sự tham dự của đại diện các bên liên quan. Trong đó có 4 nhân vật chủ chốt là Thủ tướng Chính phủ đoàn kết dân tộc Libya (GNA) được LHQ ủng hộ Fayez Serraj, người đứng đầu Hội đồng cấp cao quốc gia Khalid Al-Mishri, Chủ tịch Hạ viện Ageela Saleh và Tướng Khalifa Haftar, người hậu thuẫn chính quyền tại miền Đông Libya, đối địch với GNA. Ngoài ra còn có 38 phái đoàn từ Đức, Pháp, Mỹ, Nga, Ai Cập, Thổ Nhĩ Kỳ, Liên minh châu Âu (EU), Liên đoàn Arab (AL), Ngân hàng Thế giới (WB)…

 

HN tổng hợp

分享到: