设为首页 - 加入收藏   
您的当前位置:首页 > Cúp C1 > 【kết quả của barcelona】Dang dở “giấc mơ” xuất ngoại 正文

【kết quả của barcelona】Dang dở “giấc mơ” xuất ngoại

来源:Empire777 编辑:Cúp C1 时间:2025-01-26 00:06:15

Một góc làng An Bằng- nơi có hơn phân nửa số dân của làng đang định cư ở nước ngoài

Đổ nợ

Đằng sau sự hào nhoáng của làng An Bằng (Vinh An,ởgiấcmơxuấtngoạkết quả của barcelona Phú Vang)- nơi có nhiều gia đình có con em định cư ở nước ngoài thì cũng có những phận người cơ cực do “đổ nợ” khi bị đường dây đưa người định cư nước ngoài trái phép lừa đảo. Họ đã gom góp, vay mượn tiền cho con em “xuất ngoại” nhưng đổi lại chỉ là đống nợ nần!

Câu chuyện của vợ chồng ông Lại Đình Thoáng (SN 1978) và bà Văn Thị Lan (vợ ông), sống ở thôn Trung Định Hải thuộc làng An Bằng là một bài học cho những gia đình mang giấc mơ xuất ngoại trái phép.

Ông Thoáng kể, để có tiền nuôi con, trang trải cuộc sống, hai vợ chồng đã bươn chải nhiều nghề. Nhưng, “người tính không bằng trời tính”, cách đây 5 năm, trong lúc xay đá bán cho khách thì trong một phút bất cẩn, bàn tay trái của ông bị nghiền nát, tai nạn lao động khiến ông phải bỏ nghề. Rồi sau đó, vợ ông cũng lâm bệnh nặng khiến cuộc sống gia đình rơi vào hoàn cảnh khó khăn.

Người con trai cả của ông Thoáng là anh Lại Đình T. (sinh năm 1998), gia cảnh khó khăn phải nghỉ học từ năm lớp 9, làm nghề lái taxi ở sân bay Phú Bài. Thu nhập bấp bênh, cứ ước mong được đi lao động nước ngoài để “đổi đời” và đỡ đần cho cha mẹ.

Qua nhiều người giới thiệu, gia đình ông Thoáng đã tìm gặp Nguyễn Văn Chương (SN 1987) ở cùng thôn để tìm đường cho con qua Mỹ định cư trái phép theo cách xin visa đi du lịch rồi trốn ở lại.

Để dựng một “vỏ bọc” hoàn hảo cho mình, thời điểm đó, trên Facebook Nguyen Chuong của Nguyễn Văn Chương có rất nhiều status đăng ảnh nhiều lao động ở định cư ở nước ngoài đang ở “miền đất hứa” với lời quảng bá: Những em này đã chọn cho mình cuộc sống mới ở châu Âu, Mỹ. Ai muốn tìm cho mình một cuộc sống tốt đẹp hơn ở châu Âu, Mỹ, Úc, Canada... hãy nộp đơn vì còn chuyến tiếp theo.

Vợ chồng ông Thoáng và bà Lan khó khăn vì vay nợ cho con đi "xuất ngoại" bất thành

Theo thông kê, làng An Bằng có 3 thôn, khoảng 8.000 người. Trong đó, có khoảng 50% dân số của làng đang định cư và lao động ở các nước như Úc, Mỹ, Canada. Mỗi năm ở địa phương có khoảng 15-20 gia đình qua định cư ở các nước này theo diện đoàn tụ, kết hôn.

Ông Thoáng tìm đến nhà Chương và được người này “tư vấn” có 2 dạng sang Mỹ bằng đường du lịch rồi ở lại định cư là dạng thường và dạng VIP. Nếu thường thì đi mất thời gian, giá 55.000 USD; đi dạng VIP rất nhanh, chỉ cần lên máy bay tới Mỹ và sẽ có người đón nhưng tốn khoảng 70.000 USD.

Ông Thoáng nhớ lại: “Chương nói với gia đình chúng tôi là đi theo đường VIP an toàn hơn và sẽ được họ mua quốc tịch Trung Quốc để đến Chile, sau đó mua quốc tịch nước này. Tiếp đó họ sẽ mua visa để đưa con tôi sang Mỹ, khi máy bay hạ cánh sẽ có người đến đón. Chương cũng cam kết với gia đình nếu chuyến đi thất bại sẽ được hoàn tiền không thiếu một xu”.

Sau 2-3 lần trao đổi, giữa tháng 12/2018, Chương điện thoại ông Thoáng thông báo chỉ còn 2 vé VIP, nếu cho T. đi thì quyết định nhanh còn không sẽ làm cho 2 người ở Nghệ An, Hà Tĩnh. Ông Thoáng bàn với vợ nên quyết định vay mượn tiền, vội vàng cùng em trai tới nhà Chương nộp 5.000 USD “đặt cọc” cho T. Trong giấy thu tiền viết bằng tay mà ông Thoáng cung cấp, Chương ghi rằng mình là người thu hộ cho công ty.

Thu tiền xong, Chương thông báo với ông Thoáng là vào ngày 28/12/2018 sẽ có nhân viên công ty về dẫn T. đi sang Mỹ. Gia đình chỉ nộp sổ hộ khẩu photocopy, hộ chiếu và kèm 4 ảnh của T.

“Đến ngày 27 thì Chương điện thoại bảo tôi mua áo quần gồm một bộ đồ vest, vali, làm thẻ visa ngân hàng có số tiền 5.000 USD và chuẩn bị 10.000 USD để cháu mang qua bên ấy chung tiền cho họ. Ngay sáng hôm sau tôi tức tốc lên TP. Huế làm liền. Chương nói con tôi bay tại sân bay Nội Bài vào lúc 9 giờ ngày 29/12, gia đình ai muốn đi tiễn thì mua vé máy bay ra”, ông Thoáng kể.

Không có tiền mua vé máy bay vì giá cao, ngày 28/12/2018, vợ chồng ông Thoáng cùng con trai và Chương đón xe khách ra Hà Nội. Sáng sớm hôm sau, trên đường từ bến xe ra sân bay Nội Bài, một cô gái đã tìm tới đưa cho Chương “giấy” để T. qua Mỹ rồi nhanh chóng biến mất. Đến sân bay, Chương bảo vợ chồng ông không nên vào phòng chờ đưa tiễn con mà chỉ được đứng bên ngoài, còn Chương dẫn con tôi và 2 người cùng làng vào chỗ làm thủ tục bay.

Gian nan nơi xứ người

Tiếp xúc với chúng tôi, anh Lại Đình T. kể, đường “xuất ngoại” rất gian nan, không như kế hoạch Chương đã “vẽ” ra trước đó, bởi sau hành trình 58 ngày nơi đất khách quê người, anh T., trở về trong thất vọng với một “đống nợ” đang bủa vây!

Sau khi làm thủ tục bay, anh cùng với 3 người khác gồm 2 người trong làng và một người ở Nghệ An được một cô gái giới thiệu là người của công ty Chương theo máy bay dẫn qua Mỹ.

Cứ tưởng rằng đi hạng VIP là chỉ cần choàng vào người bộ vest, tay xách vali như “đại gia” đi du lịch, mọi thủ tục có người công ty lo liệu rồi thong dong đến Mỹ. Nhưng rồi nhóm của anh T. cứ bị dẫn đi từ sân bay này đến sân bay khác, tá túc chỗ này đến chỗ kia.

Cơ quan CSĐT Công an tỉnh đọc lệnh khám xét nơi ở đối với Chương

T. nhớ lại: “Sau khi hạ cánh xuống Malaysia, chúng tôi lên chuyến máy bay khác bay qua Dubai (UAE) rồi chờ ở đây một đêm. Tiếp đó tôi nộp cho họ 9.000 USD rồi lên chuyến bay khác sang Chile và ở lại đây hơn 10 ngày trong khách sạn. Ở nhà, gia đình tôi tiếp tục bị Chương thu thêm 16.000 USD khi hay tin tôi đặt chân lên đất Chile. Không dừng lại ở đó, nhóm chúng tôi tiếp tục được đưa lên chuyến bay khác đến Ecuador. Tại đây, nhóm tiếp tục tá túc tại một nhà nghỉ do đường dây này bố trí hơn 10 ngày nữa”.

Do đường đi không như kế hoạch ban đầu, anh T., liền điện thoại về nhà thông báo tình hình với gia đình ông Thoáng nhưng một lần nữa, Chương lại trấn an: “Gia đình cứ yên tâm, nếu cháu không đi được, trở về quê thì lập tức được trả lại tiền như cam kết”.

Ngày hôm sau, T. cùng với H. (con ông Th., cùng làng An Bằng và đã đi chuyến trước) được chở ra sân bay để rời Ecuador tới Cuba. Tại đây, những người môi giới đưa cho họ 2 tấm vé máy bay bay sang Cuba rồi quay về. Đợi mãi ở sân bay không thấy chuyến nào tới, nhóm T., cầm vé đi hỏi nhân viên sân bay thì phát hiện vé máy bay là giả. Ở xứ lạ, chẳng biết liên lạc với ai nên nhóm T., tìm cách liên hệ lại với nhóm người cùng đi với mình hiện đang ở nhà nghỉ rồi hỏi địa chỉ đón xe quay về.

Nhận được thông tin của con, gia đình ông Thoáng tiếp tục gặp Chương yêu cầu phải thực hiện như thỏa thuận ban đầu, còn không đưa T. trở lại và hoàn lại toàn bộ số tiền. Ngày hôm sau, T. và một người cùng làng tên L. được bố trí bay qua Cuba bằng visa du lịch nước này và tại đây nạn nhân tiếp tục nộp cho đường dây của Chương thêm 1.000 USD nữa.

Sau hành trình 58 ngày đi qua nhiều nước, tá túc nhiều nơi, vào cuối tháng 2/2019, T. và L. đành phải nhờ những người Việt đưa tới Đại Sứ quán Việt Nam tại Cuba trình diện và nhờ mua vé máy bay về nước do visa được cấp sắp hết hạn.

Ông Thoáng bảo rằng, gia đình ông đã nộp cho đường dây lừa đảo của Chương tổng cộng 31.000 USD, thêm 5.000 USD cho con làm lộ phí là khoản tiền phải vay mượn bà con, hàng xóm.

Sau nhiều lần ông Thoáng đến nhà Chương đòi lại số tiền đã đưa nhưng Chương đều trốn tránh nên ông đã làm đơn gửi công an tố cáo người này về tội lừa đảo.

Nhiều người bị lừa

Vừa qua, cơ quan CSĐT Công an tỉnh đã khởi tố vụ án hình sự, khởi tố 3 bị can để làm rõ tội danh “Tổ chức người khác trốn đi nước ngoài trái phép”. Những người bị khởi tố gồm Nguyễn Văn Chương, Bùi Thị Thu Hồng (SN1985; Giám đốc Công ty TNHH thương mại, dịch vụ, tư vấn, đào tạo Hoàng Phát ở TP. Hồ Chí Minh); Nguyễn Khắc Trọng (SN 1987; chồng của Hồng, trú tại Đăk Lăk). Ngoài ông Thoáng, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh đã xác định được 4 nạn nhân của đường dây này, mỗi người đã mất khoảng 21.000 USD.

Bài, ảnh:Hà Nguyên- An Hải

热门文章

2.3269s , 7235.484375 kb

Copyright © 2025 Powered by 【kết quả của barcelona】Dang dở “giấc mơ” xuất ngoại,Empire777  

sitemap

Top