当前位置: 当前位置:首页 > La liga > 【link xem ngoại hạng anh】Doanh nghiệp vẫn gặp khó trong tiếp cận các chính sách hỗ trợ 正文

【link xem ngoại hạng anh】Doanh nghiệp vẫn gặp khó trong tiếp cận các chính sách hỗ trợ

2025-01-25 20:24:21 来源:Empire777 作者:Cúp C2 点击:447次

Hội thảo chỉ ra HKD và DNVNSN là các đối tượng dễ bị tổn thương nhất bởi các hậu quả mà đại dịch Covid-19 gây ra. Ảnh: Q.H

Khó khăn trong việc tiếp cận thông tin cụ thể

Tại hội thảo “Dịch Covid-19: Ảnh hưởng và triển vọng phục hồi kinh tế của Việt Nam” diễn ra ngày 23/7,ệpvẫngặpkhótrongtiếpcậncácchínhsáchhỗtrợlink xem ngoại hạng anh bà Caitlin Wiesen – Đại diện thường trú Chương trình Phát triển Liên Hợp quốc (UNDP) tại Việt Nam đánh giá, các hộ kinh doanh (HKD), DN vừa và nhỏ và DN siêu nhỏ (DNVNSN) là các đối tượng dễ bị tổn thương nhất bởi các hậu quả mà đại dịch Covid-19 gây ra. Không chỉ riêng về khía cạnh sụt giảm doanh thu, chuỗi cung ứng bị gián đoạn, mà DNVNSN còn gặp nhiều khó khăn trong việc tiếp cận các chính sách hỗ trợ từ Chính phủ.

Theo báo cáo “Đánh giá tác động kinh tế xã hội của đại dịch Covid-19 đối với hộ gia đình và DN dễ bị tổn thương ở Việt Nam - Phân tích có tính yếu tố giới” của UNDP, các chủ DN đều gặp khó khăn trong tiếp cận thông tin về quy trình thủ tục đăng ký hỗ trợ, vì chưa có thông báo rõ ràng về các quy định hướng dẫn cụ thể trong việc xác định đối tượng thụ hưởng và các yêu cầu cụ thể.

Bên cạnh đó, việc kê khai hồ sơ đăng ký hỗ trợ hiện tại bị đánh giá là phức tạp, tốn kém thời gian cho DN thực hiện đăng ký. DN tại một số địa phương phản ánh chỉ nhận được thông báo chờ đợi nhiều cấp xác minh, phê duyệt, không rõ lịch hẹn và không rõ khả năng được hỗ trợ như thế nào.

Hiện nay, nhiều ngân hàng vẫn thẩm định, đánh giá phần lớn các khoản vay bằng tài sản thế chấp, chứ chưa chú trọng nhiều vào việc thẩm định dựa trên hiệu quả từ phương án kinh doanh. Điều này sẽ giúp các ngân hàng hạn chế được nhiều rủi ro, trong khi các HKD và DNVNSN sẽ không dễ tiếp cận nguồn vốn do không đủ các điều kiện vay vốn thế chấp.

Thậm chí, nhiều DN phản ánh rằng, các điều kiện vay vốn còn khắt khe, chặt chẽ hơn; thủ tục thẩm định, chứng minh thiệt hại còn phức tạp, rườm rà; đối tượng áp dụng còn chưa rõ ràng.

Cần mở rộng tín dụng đối với các doanh nghiệp

Phía địa diện UNDP đã đưa ra đề xuất Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đẩy mạnh ban hành các quy định để các đơn vị tài chính trung gian có thể thực hiện các dịch vụ tài chính kỹ thuật số phục vụ các nhóm doanh nghiệp có ít cơ hội tiếp cận, đặc biệt ở khu vực nông thôn và dân tộc thiểu số.

Bên cạnh đó, để giúp các DN Việt Nam phục hồi sản xuất hàng hóa và dịch vụ khi điều kiện được cải thiện, chính sách tiền tệ nên tập trung hỗ trợ các công ty “vốn vững mạnh nếu không có đại dịch” vượt qua giai đoạn khó khăn này. Chính phủ không có thông tin đầy đủ về các DN nào đang ở trong tình trạng tốt (nếu không có Covid-19), nhưng các ngân hàng có sẵn thông tin này. Do đó, NHNN có thể hợp tác chặt chẽ với các ngân hàng thương mại cho phép họ gia hạn mức tín dụng hiện tại trong vài tháng, để các doanh nghiệp vững mạnh tồn tại qua đại dịch kéo dài.

Hơn thế nữa, NHNN có thể cho phép một số nới lỏng phân loại khoản vay để tránh tình trạng các ngân hàng bị phạt vì thực hiện cho vay tuần hoàn đối với các khách hàng doanh nghiệp lớn quan trọng. Nhưng cũng cần cẩn trọng để tránh tình trạng theo đó việc cứu các công ty đồng nghĩa với việc làm suy yếu sự ổn định tài chính của các ngân hàng thương mại.

Chuyên gia kinh tế, TS. Võ Trí Thành cho rằng, các doanh nghiệp trong giai đoạn này cần tìm kiếm cơ hội phát triển thị trường trong nước. Vì sẽ cần thời gian để thị trường quốc tế phục hồi nhu cầu hàng hóa xuất nhập khẩu. Các DN Việt Nam nói chung và DNVNSN nói riêng, nên khai phá thị trường ngách trong thị trường nội địa của hơn 96 triệu người tiêu dùng./.

Quang Huy

作者:World Cup
------分隔线----------------------------
头条新闻
图片新闻
新闻排行榜