Việc tuyên truyền phòng chống tác hại của thuốc lá (PCTHTL) đã và đang được thực hiện quyết liệt trong bệnh viện,ườngkhngkhithuốclCnlắsoi kèo nam định nhưng vẫn còn người hút thuốc ngay trong khuôn viên hoặc không khó bắt gặp tàn thuốc ở những ngóc ngách khó thấy, trên những mái hiên khuất tầm nhìn...
Tình trạng hút thuốc lá vẫn còn diễn ra ở các cơ sở y tế. Ảnh: HỒNG DIỄM
Người hút thuốc lá vẫn thản nhiên
Một lần bắt gặp hình ảnh không đẹp của một thân nhân người bệnh đang ngồi ở góc khuất trong hành lang hút thuốc, khi hỏi “Chú có biết về quy định cấm hút thuốc trong bệnh viện và những nơi công cộng”, đáp lại là một câu trả lời thản nhiên “Vì là lần đầu đưa người thân nhập viện nên không biết tại bệnh viện này cấm hút thuốc lá!”.
Những hành lang dài với nhiều góc khuất, những mái hiên hẹp khuất hẳn tầm nhìn, những thân nhân và bệnh nhân vào - ra bệnh viện liên tục với ý thức chưa cao về tác hại của thuốc lá,... tất cả những điều đó như đang kéo dài cuộc chiến PCTHTL và thử thách lòng kiên nhẫn của mỗi nhân viên y tế.
Theo kết quả kiểm tra công tác PCTHTL của Trung tâm Truyền thông Giáo dục sức khỏe tỉnh Hậu Giang tiến hành tại các cơ sở y tế tuyến tỉnh, huyện, có 11/11 cơ sở có mẩu thuốc lá, có những cơ sở rất dễ tìm thấy mẩu thuốc và bắt gặp người đang hút thuốc lá trong khuôn viên.
Chưa xử phạt được
Theo quy định của Luật PCTHTL, cơ sở y tế là nơi cấm hút thuốc lá hoàn toàn trong nhà và cả khuôn viên, nhưng thực tế hiện nay, tại một số cơ sở y tế, nhất là tuyến cơ sở vẫn còn tình trạng người bệnh và người nhà bệnh nhân hút thuốc, dù biển cấm đã được quy định rõ ràng. Còn đối với các điểm công cộng như bến xe, khu vui chơi giải trí,… tình trạng hút thuốc lá vẫn diễn ra thường xuyên. Việc xử phạt người vi phạm hầu như chưa thực hiện được. Khi bắt gặp những trường hợp hút thuốc, nhân viên, bảo vệ tại đó chỉ có thể nhắc nhở, tuyên truyền chứ không có quyền xử phạt.
Để triển khai được luật trong đời sống vẫn còn nhiều bất cập, vì việc vi phạm hút thuốc lá nơi công cộng vẫn rất phổ biến, việc hút thuốc chỉ diễn ra trong thời gian ngắn và bất chợt. Trong khi người có thẩm quyền kiểm tra, xử lý ít, người vi phạm đông, lại diễn ra trên địa bàn rộng. Lực lượng xử lý theo luật chỉ có một số chức danh như: Thanh tra Sở Y tế, công an, quản lý thị trường. Về phía địa phương, chỉ có Chủ tịch UBND các cấp, thanh tra, công an mới có thẩm quyền xử phạt.
Anh Nguyễn Hoàng Kh., ở phường VII, thành phố Vị Thanh, là người nghiện thuốc lâu năm, cho biết: “Thực ra ban đầu chỉ là tâm lý hút theo bạn bè, nghĩ rằng hút thuốc cho vui, dần rồi thành thói quen và mắc nghiện lúc nào không hay. Nghe được tuyên truyền nhiều, vợ con nhắc nhở suốt, và thấy sức khỏe cũng bị ảnh hưởng hay bị ho, khó ngủ,... Thế nhưng, đã mấy lần quyết định bỏ thuốc mà không thể thực hiện được. Lần bỏ thuốc lâu nhất cũng được vài tháng, nhưng sau đó tôi hút lại. Nguyên nhân là do môi trường xung quanh tác động, mỗi khi gặp gỡ, giao lưu bạn bè, thấy nhiều người hút nên mình lại tặc lưỡi. Rồi khi hút ở nơi công cộng có thấy ai nhắc nhở, xử phạt gì đâu? Đấy là chưa kể, các quán bán thuốc lá sẵn đầy xung quanh, giá thuốc lá lại rẻ nên tôi không thấy ảnh hưởng gì nhiều đến kinh tế gia đình…”.
Để Luật PCTHTL thực sự đi vào cuộc sống, bên cạnh việc đẩy mạnh triển khai nhiều giải pháp và đẩy mạnh hơn nữa công tác tuyên truyền, công tác này cần có sự quyết liệt hơn nữa trong việc giám sát, xử phạt của các cơ quan chức năng; đồng thời, cần có sự chung tay vào cuộc của các ban, ngành, đoàn thể trong toàn tỉnh. Quan trọng là mỗi cá nhân cần nêu cao tinh thần tự giác và ý thức chấp hành pháp luật và bảo vệ sức khỏe của chính bản thân và cộng đồng.
BÁ PHÁT