Chính phủ khẳng định,ầnđạoluậtriêngchotriệuhộnhận định wolfsburg không ép buộc hành chính hộ kinh doanh phải chuyển thành doanh nghiệphoặc xóa bỏ hình thức hộ kinh doanh. |
Vấn đề còn nhiều tranh cãi
Tại kỳ họp cuối năm 2019, Quốc hội đã tiến hành thảo luận lần đầu về Dự ánLuật Doanh nghiệp (sửa đổi). Một trong 2 vấn đề được cho là rất khó, còn nhiều tranh cãi là đưa quy định hộ kinh doanh vào Luật Doanh nghiệp (vấn đề thứ hai là sửa đổi khái niệm doanh nghiệp nhà nước).
Việc bổ sung một chương về hộ kinh doanh vào Dự thảo được cơ quan soạn thảo lý giải là để đảm bảo sự đa dạng hình thức kinh doanh, trao thêm quyền cho nhà đầu tưlựa chọn hình thức kinh doanh phù hợp. Chính phủ cũng khẳng định, không ép buộc hành chính hộ kinh doanh phải chuyển thành doanh nghiệp hoặc xóa bỏ hình thức hộ kinh doanh.
Theo quy trình xây dựng luật, sau khi thảo luận lần đầu tại Quốc hội, dự án luật sẽ được Ủy ban Thường vụ Quốc hội chỉ đạo cơ quan chủ trì thẩm tra (Ủy ban Kinh tếcủa Quốc hội), cơ quan soạn thảo và các cơ quan hữu quan tiếp thu, chỉnh lý. Sau đó, Ủy ban Thường vụ Quốc hội tiếp tục cho ý kiến, trước khi trình Quốc hội xem xét thông qua ở kỳ họp tiếp theo.
Thường thì trong giai đoạn giữa hai kỳ họp, trên cơ sở ý kiến đại biểu, cơ quan soạn thảo và cơ quan thẩm tra sẽ cùng bàn thảo, thống nhất tiếp thu những ý kiến được cho là hợp lý và giải trình những ý kiến không được tiếp thu. Qua đây, hai bên thường đạt được sự đồng thuận với hầu hết các vấn đề lớn của các dự án luật. Lần này thì khác.
Ban hành luật riêng…
Trao đổi với phóng viên Báo Đầu tư trước thềm Phiên họp thứ 43, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, ông Đỗ Văn Sinh, Ủy viên Thường trực Ủy ban Kinh tế của Quốc hội (cơ quan chủ trì thẩm tra dự án luật) cho biết, quan điểm của Thường trực Ủy ban là cần nghiên cứu, tổng kết đánh giá về hộ kinh doanh một cách kỹ lưỡng, trình Quốc hội xem xét, ban hành một luật riêng về hộ kinh doanh.
“Hợp tác xã với số lượng chỉ có vài trăm ngàn cũng có một luật riêng, trong khi số hộ kinh doanh mà Chính phủ muốn đưa vào Luật Doanh nghiệp trên dưới 5 triệu hộ”, ông Đỗ Văn Sinh so sánh.
Một lý do nữa, theo ông Sinh, các hộ kinh doanh hiện có đóng góp rất quan trọng cho nền kinh tế. Vì thế, cần có một đạo luật riêng, tạo hành lang pháp lý đầy đủ để các hộ kinh doanh không tăng chi phí mà vẫn được bảo vệ tốt hơn, đạt hiệu quả kinh doanh cao hơn, nhưng dự thảo luật lại chưa đáp ứng được yêu cầu đó.
“Hiện nay, Chính phủ vẫn muốn đưa hộ kinh doanh vào dự thảo luật theo hướng tiếp tục bổ sung quy định rõ ràng hơn, theo góp ý của đại biểu. Nhưng muốn bổ sung nội dung nào thì phải có đánh giá tác động, nếu đưa vào ngay mà không có đánh giá tác động thì rất khó để thảo luận, quyết định”, ông Sinh nói.
Hay đưa vào phạm vi điều chỉnh của Luật Doanh nghiệp?
Cũng là thành viên cơ quan thẩm tra, song trao đổi với phóng viên Báo Đầu tư, ông Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) lại có quan điểm hoàn toàn khác. Tại kỳ họp thứ 8 của Quốc hội, phát biểu tại phiên thảo luận toàn thể, ông Lộc khẳng định, đưa hộ kinh doanh vào phạm vi điều chỉnh của Luật Doanh nghiệp là phù hợp với bản chất kinh tế và pháp lý của hộ kinh doanh và cũng là bảo đảm quyền bình đẳng của hộ kinh doanh với các loại hình doanh nghiệp khác.
Vẫn giữ nguyên quan điểm này, ông Lộc nhấn mạnh thêm rằng, nếu không đưa hộ kinh doanh vào Luật Doanh nghiệp, thì Luật này của Việt Nam còn lạc hậu hơn, không tiếp cận được chuẩn mực quốc tế như Luật Doanh nghiệp của Campuchia. “Nhiều người nghĩ doanh nghiệp thì phải là công ty, nhưng không phải, cá nhân kinh doanh cũng là doanh nghiệp”, ông Lộc khẳng định.
Chủ tịch VCCI cho biết, không chỉ một lần trên các phương tiện truyền thông, ông đã nêu quan điểm là hộ kinh doanh có thể có nhiều người tham gia, nhưng trước pháp luật thì họ cũng được coi là doanh nghiệp một chủ, giống như doanh nghiệp tư nhân. Nếu hiểu rõ như thế thì hộ kinh doanh cảm thấy rất nhẹ nhàng, họ có lợi hơn khi được chính danh trong luật, được pháp luật bảo vệ tốt hơn.
Vẫn trong quá trình hoàn thiện Dự thảo Luật Doanh nghiệp (sửa đổi), ngày 4/3, Ủy ban Kinh tế của Quốc hội đã họp với Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp và một số doanh nghiệp, tập đoàn trực thuộc để lấy ý kiến về Dự thảo Luật Doanh nghiệp (sửa đổi) và Luật Đầu tư (sửa đổi). Tại đây, quan điểm cần có một luật riêng cho đối tượng hộ kinh doanh vẫn tiếp tục được nêu. Có ý kiến còn cho rằng, nên chuyển quy định hộ kinh doanh vào Luật Đầu tư, vì đó là chủ thể đầu tư.
Theo dự kiến, Dự án Luật Doanh nghiệp (sửa đổi) sẽ được Quốc hội bấm nút vào kỳ họp khai mạc vào tháng 5/2020. Và khi đó, câu hỏi để khoảng 5 triệu hộ kinh doanh “nằm im” hay đưa vào Luật Doanh nghiệp (sửa đổi) mới có câu trả lời chắc chắn.
Báo cáo tổng hợp ý kiến đại biểu qua 2 phiên thảo luận (tại tổ và tại hội trường) của Tổng thư ký Quốc hội nêu hàng chục quan điểm khác nhau về việc có nên quy định về hộ kinh doanh tại Luật Doanh nghiệp hay không. Nhiều ý kiến cho rằng, cần cân nhắc việc đưa hộ kinh doanh vào Luật Doanh nghiệp, vì đây là luật cho doanh nghiệp, nên ban hành nghị định riêng về hộ kinh doanh, sau quá trình thực hiện sẽ đánh giá tác động đầy đủ và xem xét luật hóa hoặc xây dựng luật riêng về hộ kinh doanh.
Trong khi đó, một số đại biểu lo ngại rằng, việc luật hóa hộ kinh doanh chưa rõ sẽ quản lý theo phương thức nào, có thể gây khó khăn cho hoạt động kinh doanh của hàng triệu hộ kinh doanh hiện nay, vì thế không nhất thiết phải can thiệp vào hình thức kinh doanh của hộ gia đình.