| Thủ tướng Phạm Minh Chính sẽ dự Hội nghị Cấp cao đặc biệt ASEAN-Hoa Kỳ | | Mỹ đề xuất tổ chức hội nghị cấp cao trực tiếp với các nước ASEAN | | EU và ASEAN đề cao tầm quan trọng của môi trường trong hợp tác |
| Quan hệ thương mại, an ninh khu vực cũng như biến đổi khí hậu và đại dịch COVID-19 sẽ là những vấn đề trọng tâm trong chương trình nghị sự của Hội nghị cấp cao ASEAN - Hoa Kỳ |
Đến nay, Nhà Trắng đã không cung cấp nhiều thông tin chi tiết liên quan Hội nghị ngoài tuyên bố sự kiện này sẽ cho thấy “cam kết lâu dài” của Mỹ đối với ASEAN. Giới quan sát cho rằng việc Tổng thống Joe Biden dành 2 ngày để tiếp đón các nhà lãnh đạo ASEAN trong lúc căng thẳng phương Tây – Nga đang lên cao là một sự tái khẳng định rằng khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương tiếp tục là ưu tiên hàng đầu của Washington. Hội nghị cấp cao ASEAN – Hoa Kỳ tạo cơ hội thảo luận về việc làm sâu sắc hơn các mối quan hệ thương mại, một phần quan trọng mà ASEAN cần trong khuôn khổ Quan hệ Đối tác chiến lược lớn (CSP) đã được đàm phán từ tháng 10/2021. ASEAN đã ký CSP với Trung Quốc và Australia. Trong khi đó, ASEAN có nhiều cơ hội ký hiệp định thương mại tự do khác, chẳng hạn như ASEAN đang đàm phán về một thỏa thuận thương mại tự do với Canada và một số thành viên của khối này đã tham gia Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) và Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP). Washington hiện không tham gia RCEP, khu vực thương mại tự do lớn nhất thế giới có Trung Quốc. Còn Bắc Kinh đã nộp đơn xin gia nhập CPTPP, một hiệp định thương mại tự do kế thừa từ Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP) mà Tổng thống Barack Obama đã tích cực thúc đẩy nhưng sau đó Tổng thống kế nhiệm Donald Trump đã rút. Để thể hiện sự quan tâm đối với việc thiết lập lại các mối quan hệ thương mại trong khu vực, chính quyền Tổng thống Biden đang phát triển Khuôn khổ kinh tế Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương (IPEF). Cho đến nay, sự tiếp nhận của khu vực đối với sáng kiến IPEF vẫn khá hờ hững - một vấn đề đối với chính quyền Biden. 10 quốc gia thành viên ASEAN tạo thành hệ thống tài chính lớn thứ 3 ở châu Á và lớn thứ 7 trên thế giới, với tổng GDP đạt 2.400 tỷ USD. Marc Mealy, Phó Chủ tịch cấp cao của Hội đồng Doanh nghiệp Mỹ-ASEAN, cho biết: “Các quốc gia ASEAN thực sự quan trọng. 6 trong số khoảng 20-30 đối tác thương mại hàng đầu của Mỹ trên thế giới là các quốc gia thành viên ASEAN”. Về chủ đề đại dịch Covid-19, Indonesia- với tư cách chủ nhà của Hội nghị thượng đỉnh G20 vào tháng 11/2021 và đồng chủ nhà của Hội nghị thượng đỉnh Covid-19 quốc tế kỹ thuật số lần thứ hai sẽ diễn ra vào tuần tới- đã sẵn sàng thúc đẩy chương trình phục hồi sau đại dịch toàn cầu một cách mạnh mẽ và bình đẳng hơn, bao gồm việc tiếp cận vắc xin, xét nghiệm và điều trị. Cho đến nay, Mỹ đã tài trợ 190 triệu liều vắc xin cho các quốc gia ASEAN và các quốc gia khác trong khu vực Đông Á và Thái Bình Dương. Về vấn đề biến đổi khí hậu, theo giới quan sát, có những giải pháp thay thế chưa được khai thác có thể kết hợp các mục tiêu về biến đổi khí hậu ở các quốc gia trên thế giới của chính quyền Tổng thống Biden với các nhu cầu cải thiện cơ sở hạ tầng của khu vực. Một số sáng kiến được thiết lập để mở rộng, bao gồm Tương lai khí hậu địa phương Mỹ-ASEAN, một chương trình nhằm giúp thế giới hạn chế sự gia tăng nhiệt độ trên toàn cầu ở mức 1,5 độ C. Đây sẽ là hội nghị cấp cao đặc biệt lần hai giữa các nhà lãnh đạo của Mỹ và ASEAN được tổ chức tại Mỹ kể từ cuộc họp do Tổng thống Obama đồng chủ trì tại Sunnylands, bang California. Nhiều ý kiến ca ngợi hội nghị cấp cao năm 2016 đó là sự khởi đầu cho một giai đoạn hoàn toàn mới trong mối quan hệ của Washington với một trong những khu vực năng động nhất trên thế giới, đa dạng về chính trị, văn hóa và tài chính |