【lịch thi đấu hà lan】Giải bài toán chính sách visa để thu hút khách quốc tế đến Việt Nam
时间:2025-01-26 02:49:03 出处:Thể thao阅读(143)
Đòn bẩy du lịch |
Quang cảnh hội thảo. Ảnh: T.D |
Cấp bách phục hồi du lịch quốc tế
Theo ông Nguyễn Ngọc Toàn, Tổng Biên tập Báo Thanh Niên, du khách quốc tế đóng vai trò quan trọng trong cơ cấu tổng doanh thu của ngành du lịch. Mặc dù Việt Nam là một trong những quốc gia đầu tiên trong khu vực Đông Nam Á mở cửa trở lại sau đại dịch Covid-19, nhưng lại có tỷ lệ phục hồi ngành du lịch thấp nhất so với các nước trong khu vực.
Chia sẻ tại tọa đàm, ông Johnathan Hạnh Nguyễn, Chủ tịch Tập đoàn Liên Thái Bình Dương (IPPG) cũng chỉ rõ những bất cập của Việt Nam trong việc tăng trưởng khách quốc tế và tăng chi tiêu của du khách thời gian qua.
Dẫn thống kê từ World Data lịch sử khách quốc tế đến các nước trong khu vực Đông Nam Á từ năm 2008 đến 2019, ông Johnathan Hạnh Nguyễn cho biết, nếu xét về số lượt khách du lịch quốc tế hàng năm, tỷ lệ tăng trưởng số lượng khách tới Việt Nam đã vượt qua Indonesia để vươn lên top 4 ở khu vực Đông Nam Á. Tuy nhiên, trong khi các nước về cơ bản giữ được doanh thu bình quân trên 1 khách thì Việt Nam lại trên đà giảm từ vị trí thứ 5 xuống thứ 6.
ông Johnathan Hạnh Nguyễn, Chủ tịch Tập đoàn Liên Thái Bình Dương (IPPG) chia sẻ tại tọa đàm. |
So với Thái Lan, tốc độ tăng trưởng của họ tương đương Việt Nam và luôn dẫn đầu tại các nước Đông Nam Á. Lượng khách của Việt Nam chỉ bằng 50% Thái Lan và mức độ chi tiêu khách quốc tế còn thấp hơn, chỉ bằng 40%. Tương tự, nếu so sánh với Philippines, Singapore Indonesia, Malaysia, Hàn Quốc, Nhật Bản… thì tổng mức chi tiêu của du khách tại Việt Nam cũng thấp hơn rất nhiều.
"Như vậy, mặc dù Việt Nam có nhiều tiềm năng tăng trưởng về số lượng nhưng về chất lượng và dịch vụ cần được xem xét một cách nghiêm túc. Khoảng cách của Việt Nam so với các nước đã đặt ra những câu hỏi. Các nước này có những yếu tố nào để vừa tăng trưởng số lượng khách du lịch và vừa tăng trưởng về chi tiêu của du khách trong những năm qua?", ông Hạnh Nguyễn đặt vấn đề.
Mở cánh cửa visa để hút khách
Theo các đại biểu, có nhiều yếu tố quyết định ảnh hưởng việc lựa chọn điểm đến sau Covid-19 của du khách như hình ảnh điểm đến, các giá trị hấp dẫn, điều kiện để tiếp cận điểm đến, sản phẩm để trải nghiệm... Trong đó, một trong những nguyên nhân là chính sách visa du lịch còn cứng nhắc, chưa có nhiều thay đổi để thích ứng với tình hình mới, gây trở ngại cho khách du lịch quốc tế.
Bà Trần Nguyện, Phó tổng giám đốc Khối Sun World, Tập đoàn Sun Group, cho rằng, visa là cánh cửa đầu tiên, là lợi thế cạnh tranh đối với các điểm đến khác. Nhưng gần 1 năm sau khi mở cửa du lịch trở lại, đến nay khách nước ngoài vẫn còn rất hạn chế. Điển hình như hệ thống khu vui chơi giải trí Sun World rất vắng khách nước ngoài kể từ năm ngoái đến nay, ngay cả những dịp vốn được coi là cao điểm như Tết Nguyên đán vừa qua.
Trong khi Việt Nam chậm chạp thì các điểm đến khác đã có nhiều chính sách ưu đãi hấp dẫn để hút khách. Theo bà Trần Nguyện, có rất nhiều nguyên nhân khiến Việt Nam chưa hút được khách quốc tế có cả nguyên nhân khách quan và chủ quan. Trong đó, rào cản lớn hiện nay là chính sách visa. Việt Nam mới chỉ miễn thị thực cho 24 quốc gia theo hình thức đơn phương và song phương. Thị thực điện tử cấp cho 80 quốc gia nhưng bị giới hạn số cửa khẩu cho phép người nước ngoài nhập cảnh. Thời gian lưu trú thông thường khoảng 15 ngày và nhập cảnh 1 lần.
Theo đó, để trở lại đường đua du lịch sau Covid-19, bà Trần Nguyện và nhiều doanh nghiệp tham gia hội thảo đề xuất, trong ngắn hạn cần mở rộng phạm vi quốc gia được miễn thị thực đơn phương, cụ thể là mở rộng miễn thị thực cho tất cả các quốc gia thuộc danh sách được cấp thị thực điện tử vào Việt Nam để có thể tranh thủ đón khách quốc tế trong dịp hè này. Trong dài hạn, đề xuất sửa đổi, bổ sung luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam. Trong đó tăng thời hạn miễn thị thực lên 90 - 180 ngày, thời gian tạm trú 30 - 45 ngày và cho phép nhập cảnh nhiều lần. Xem xét thêm việc miễn phí visa cho một số nước có nhu cầu ở dài như Australia, New Zealand…
Chia sẻ tại hội thảo, ông Trần Phú Cường, Vụ trưởng Vụ hợp tác quốc tế, Tổng cục Du lịch cho biết, từ khi Bộ Công an xây dựng Luật xuất nhập cảnh, cư trú cho người nước ngoài tại Việt Nam, Tổng cục Du lịch đã có những kiến nghị liên quan đến thị thực như các đại biểu đã nêu như: mở rộng đơn phương miễn thị thực; visa tại cửa khẩu, kiến nghị quy trình cấp thị thực cần cải tiến giúp du lịch Việt Nam có tính cạnh tranh cao so với các nước như trong khu vực như Thái Lan, Singapore, Campuchia…
Trên thực tế, những kiến nghị của ngành văn hóa, du lịch đã được các bộ, ngành lắng nghe, triển khai từng bước một nhưng chưa có sự đột phá. Theo đó, trong thời gian tới rất mong với sự điều phối chung của Chính phủ, sự vào cuộc của các bộ, ngành du lịch trở lại đường đua trước dịch Covid-19.
上一篇: Chỉ đạo nóng vụ đường 12 tỷ chưa nghiệm thu đã rạn nứt
下一篇: Mỹ phát triển hệ thống giao tiếp não người với máy tính
猜你喜欢
- Bộ GTVT nêu lý do không xem xét chu kỳ kiểm định theo số km xe chạy
- Na Uy xây hầm tận thế chứa dữ liệu toàn nhân loại
- Cơ quan hải quan nỗ lực giúp doanh nghiệp nâng mức độ tuân thủ
- Sạc nhanh pin điện thoại bằng một vài thủ thuật
- Vietjet tặng hành khách cơ hội trải nghiệm miễn phí tại lễ hội khinh khí cầu lớn nhất Ấn Độ
- SHB được chấp thuận tăng vốn điều lệ lên 40.658 tỷ đồng
- Nên làm gì khi điện thoại thông minh bị lỗi sạc
- Không được iOS 11 hỗ trợ, iPhone 5 sẽ sớm bị Apple khai tử?
- Nhặt được 15 triệu đồng nhờ công an tìm trả lại người làm rơi