Dịch cúm gia cầm: Tiêu hủy hơn 130.000 con gia cầm | |
Thủ tướng yêu cầu không để dịch chồng dịch | |
Dịch "ăn" gần 6 triệu con lợn, lãnh đạo ngành chăn nuôi thấy "tạm hài lòng” |
Dịch châu chấu sa mạc có nguy cơ đe dọa an ninh lương thực tại nhiều quốc gia. Ảnh: Internet |
Theo Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên hợp quốc (FAO), dịch châu chấu sa mạc Schitocera gregaria bắt nguồn từ tháng 5 và tháng 6/2019 tại Yemen, Ả Rập Xê Út và phía Tây Nam Iran. Dịch nhanh chóng bùng phát, lan rộng sang hầu hết các quốc gia châu Phi.
Châu chấu sa mạc phát triển nhanh bất thường tại một số quốc gia Trung Đông như Ai Cập, Ả Rập Xê Út, Yemen, Oman, Qatar, Iran,... và các nước Nam Á như Pakistan, Ấn Độ từ tháng 1 đến giữa tháng 2/2020, đe dọa đến an ninh lương thực của nhiều quốc gia trực thuộc khu vực này.
Theo FAO, dịch châu chấu tại Đông Phi hiện ở tình trạng tồi tệ nhất trong 25 năm qua. Đàn châu chấu với số lượng ước tính hàng trăm triệu con di chuyển giữa các quốc gia Đông Phi với tốc độ lên đến 13 km/giờ, tàn phá cây trồng và các nguồn thực phẩm khác tại mỗi nơi chúng dừng chân cũng như đe dọa nghiêm trọng tới an ninh hàng không. Nếu không được kiểm soát, nó có thể đe dọa an ninh lương thực cho khoảng 13 triệu người.
Một chuyên gia phân tích nông nghiệp thuộc Công ty Nông nghiệp tổng hợp Bắc Kinh cho rằng khu vực biên giới giữa Tây Tạng, Pakistan, Ấn Độ, Nepan đang là những điểm bùng phát nạn dịch châu chấu và trong thời gian tới có khả năng đàn châu chấu tại khu vực này có thể di cư đến các tỉnh Vân Nam, Quảng Tây (Trung Quốc) qua bán đảo Đông Nam Á.
Hiện nay, châu chấu sa mạc từ các quốc gia đang có dịch chưa xâm nhập vào Trung Quốc. Với Việt Nam, chuyên gia dự tính dự báo của FAO và Trung Quốc đều nhận định nguy cơ châu chấu sa mạc xâm nhập và gây hại tại Việt Nam là tương đối thấp.
Tuy nhiên, trước sự bùng phát, lây lan như hiện nay của chúng tại các nước châu Phi và Tây Á và với sự thay đổi khó lường của khí hậu trong những năm gần đây, Bộ NN&PTNT cho rằng Việt Nam cần có kế hoạch sẵn sàng ứng phó châu chấu sa mạc.
Bộ NN&PTNT đề xuất kế hoạch tổng thể ứng phó cụ thể như sau: Chủ động giám sát từ xa, cảnh báo sớm; tăng cường hợp tác quốc tế với FAO và các quốc gia có chung đường biên giới (Trung Quốc, Lào, Campuchia) để trao đổi thông tin, kinh nghiệm và phối hợp đối phó với dịch châu chấu sa mạc (bao gồm cả châu chấu tre lưng vàng, sâu keo mùa thu).
Trao đổi với Bộ Quốc phòng xác định khả năng sử dụng rađa quân sự phát hiện, xác định hướng và đo kích thước đàn châu chấu khi chúng di chuyển và sử dụng máy bay phun thuốc bảo vệ thực vật trong trường hợp dịch trên diện rộng, Thủ tướng chỉ đạo chống dịch.
Về tổ chức chống dịch, khi đàn châu chấu mới xâm nhập là châu chấu trưởng thành, di chuyển nhanh và gây hại mạnh nên áp dụng biện pháp phun bao vây bằng máy bay, nhất là các khu vực xa khu dân cư, chuồng trại, nguồn nước.
Những diện tích còn lại huy động nhân lực, các loại bình phun, máy phun để phun thuốc bảo vệ thực vật hóa học.
Trường hợp châu chấu xâm nhập, đẻ trứng: Xử lý thuốc sinh học hoặc hóa học trong trường hợp châu chấu non mới nở (tuổi 1-2) còn co cụm và chưa bay nhảy mạnh (biện pháp phòng chống tương tự châu chấu tre lưng vàng).
Về tổ chức thực hiện, giao Bộ NN&PTNT chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành có liên quan, UBND các tỉnh/thành phố xây dựng kế hoạch và bố trí nguồn kinh phí trong nguồn kinh phí địa phương được cấp hàng năm cho công tác phòng, chống dịch trong trường hợp khẩn cấp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét quyết định; trên cơ sở Danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng ở Việt Nam, để chọn thuốc dập dịch châu chấu.
Giao Bộ Quốc phòng xây dựng phương án hỗ trợ, tạo điều kiện sử dụng máy bay phun thuốc bảo vệ thực vật dập dịch trong trường hợp cần thiết, báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét quyết định; giao Bộ Tài chính cấp kinh phí kịp thời để dập dịch…