当前位置:首页 > Thể thao

【kq kawasaki】Dân miền Trung nên chăn nuôi gì ?

Miền Trung luôn hứng chịu nhiều thiên tai. Dải đất này thường gặp những bất lợi như: Đất đai khô cằn,ânmiềnTrungnênchănnuôigìkq kawasaki nắng nhiều, gió nhiều, đá nhiều, cát nhiều… Rất nhiều người ái ngại khi được phân công vào khu vực này công tác.

Thế nhưng, có một người làm thay đổi tư duy của tôi về miền Trung. Đó là ông Tư Sơn, nguyên Phó Chủ tịch UBND tỉnh TT - Huế ngay từ những năm mới giải phóng. Thời đó, khó khăn còn đầy rẫy. Thế nhưng, ông Tư Sơn hùng hồn nói với chúng tôi: “TT - Huế có 5 thế mạnh là: Núi nhiều, biển nhiều, cát nhiều, nắng nhiều và gió nhiều…”. Ông lý giải: "Bao giờ chúng ta biến cái khó khăn thành thuận lợi thì chúng ta sẽ thành công".

Lúc ấy tôi nghĩ: Bác này bốc quá, chắc nói thế chỉ để cho vui. Nhưng càng ngày tôi càng nhận thấy ông Tư Sơn nói rất đúng. Điều ông nói là chân lý. Thiên nhiên là như thế rồi. Ta phải tìm cách biến những cái sẵn có nhưng ở thế khó khăn thành thế thuận lợi thì mới vươn lên được.

Ví dụ: Nắng nhiều, nắng rát mặt, tuy không thuận lợi cho chúng ta nhưng lại rất thuận lợi cho cây ăn trái; hoặc cát nhiều, cát mênh mông, vùi lấp biết bao ruộng vườn nhưng nó lại thích hợp để ta nuôi các loài chuyên ở trên cát…

Chúng tôi nghĩ, chúng ta nên coi lời dạy của ông Tư Sơn là phương hướng để cùng nhau tiến vào miền Trung. Tôi đã có ý kiến về vấn đề cây trồng ở vùng này (Báo NNVN số 209, ra ngày 18/10/2013). Tôi muốn bàn thêm với bà con ở miền Trung về vật nuôi.

Với các đối tượng phổ biến như trâu, bò, lợn, gà, ngan, vịt và các loại cá thì bà con ta đều biết rõ. Tùy từng nơi, từng điều kiện mà chúng ta nên mau chóng khôi phục chuồng trại và ao hồ để tiếp tục đưa vật nuôi vào.


Phát triển đàn bò thịt là thế mạnh của các tỉnh miền Trung

Vẫn biết, bà con còn vô vàn khó khăn và mất mát nhưng… còn nước, còn tát! Ta bớt kêu than mà cùng nhau bắt tay ngay vào việc. Phải khẩn trương để kịp có cái mà thu hoạch trong dịp Tết sắp tới này.

Về lâu dài, ta nên nghĩ tới việc đưa thêm một số loài vật nuôi mới vào vùng khu 4 cũ. Đà điểu là đối tượng cần xem xét. Thực tế, suốt từ Bắc vào Nam đều đã có các cơ sở nuôi đà điểu. Nơi nuôi nhiều nhất là Cty Khataco (Khánh Hòa). Đã có lúc đàn đà điểu của họ lên tới 26.000 con. Những đơn vị nuôi từ 1.000 - 3.000 con không phải là ít. Còn nuôi từ vài chục con tới 100 con thì rất nhiều gia đình đang nuôi.

Có thể khẳng định, ở VN chỗ nào cũng nuôi được đà điểu. Đà điểu chịu được cái nóng như rang ở sa mạc cũng như sống thoải mái dưới trời băng tuyết. Điều khác biệt với các loài vật nuôi là đà điểu không cần chuồng trại. Lâu nay, ta tốn khá nhiều tiền để xây chuồng. Nhưng đà điểu không cần. Nó quen sống trên sa mạc. Nắng, mưa đối với nó không có tác dụng gì.

Vì vậy, không cần thiết phải làm nhà cho đà điểu ở. Ta chỉ quây nó lại trong một khu vực. Điều cần nhất lại là, khu vực đó phải bằng phẳng. Tốt nhất, trên mặt nền phẳng, ta đổ một lớp cát dày 10 - 15 cm là tuyệt vời. Ở miền Trung, cát lại là thứ đang thừa! Ta cho chúng sống ngay trên những bãi cát đó là rất hợp lý. Sao ta chưa làm?

Thức ăn của đà điểu giống như thức ăn cho gà. Nó cũng là rau xanh và cám công nghiệp. Chỉ nuôi 3 tháng là có con nặng tới 30 kg. Nếu nuôi 1 năm, chúng có thể nặng từ 100 - 120 kg/con. Nếu nuôi thêm, có con nặng tới 150 kg.

Thịt đà điểu rất ngon, ít mỡ, ít cholesterol, trông nó đỏ như thịt bò nhưng ăn mềm như thịt gà. Ngoài ra, lông, da, móng và tiết của đà điểu đều rất quý. Nó làm ra nhiều sản phẩm cao cấp.

Cái khó nhất của nghề nuôi đà điểu lại là thị trường tiêu thụ và công nghệ thuộc da. Điều này cần sự hỗ trợ của các cơ quan Nhà nước. Đã có thời, Nhật Bản đặt mua thịt đà điểu của chúng ta. Rất tiếc, lúc đó ta lại vướng dịch cúm gia cầm nên hợp đồng không thực hiện được. Vậy, bây giờ thì sao?

 

Bên cạnh đà điểu và các loại gà, vịt quen thuộc, ta cũng có thể đẩy mạnh việc nuôi hàng loạt những loài cầm khác như: Trĩ đỏ, vịt trời, vịt biển, ngỗng trời, công, bồ câu, chim cảnh, chim hót … Chúng tôi đã khuyến cáo rộng rãi các nghề này. Nhiều gia đình đã bắt tay vào đầu tư và bất ngờ có thu nhập tăng vọt.

Miền Trung còn là mảnh đất thuận lợi để nuôi nhiều loài bò sát như kỳ đà, nhông, tắc kè, trăn, rắn, ba ba... Ít người nghĩ rằng có thể mở rộng những ngành nghề này thành phong trào rộng lớn. Tuy nhiên, khi chúng tôi bắt đầu đưa ra quy trình nuôi ba ba từ đầu những năm 90 của thế kỷ trước thì nó đã thực sự trở thành một nghề đầy hấp dẫn cho cả nước.

Khởi đầu là từ TX Hải Dương (nay là TP Hải Dương, tỉnh Hải Dương). Sau đó, nó lan ra các tỉnh phía Bắc, rồi lan vào miền Trung và tới tận miền Nam. Tôi nhớ, một vị lãnh đạo Bộ Thủy sản (cũ) đã nói với tôi khi tôi đến báo cáo với anh: “Con cá nước ngọt còn chưa làm xong, con cá nước mặn còn chưa ai lo thì con thủy đặc sản thôi, các anh cứ làm đi”.

Chúng tôi đã quảng bá trên mọi phương tiện thông tin đại chúng về kỹ thuật nuôi ba ba. Hàng vạn người đã làm theo. Nuôi ba ba nổi lên thành một phong trào rầm rộ khắp đất nước. Tới nay, ba ba vẫn được nuôi rất nhiều. Ở các địa phương đều xuất hiện những tỷ phú do nuôi ba ba...

Nuôi kỳ đà cũng rất dễ. Ở đâu cũng có thể nuôi được. Nuôi ít, nuôi nhiều phụ thuộc vào điều kiện của từng gia đình. Kỳ đà là loài đặc sản. Thịt nó rất đắt. Con to có thể nặng tới 12 kg. Nuôi lấy vài chục con thì đủ tiền làm nhà đấy!

Con nhông cát cũng nên nuôi. Nó là loài dễ nuôi nhất. Cái gì nó cũng ăn được. Chỉ trộn cám với rau mà chúng cũng tranh nhau ăn như đi ăn cỗ! Tôi vào thăm tỉnh Bình Thuận. Món đầu tiên mà các đồng chí trong đó thết khách là món nhông thui. Nó là món ngon nhất của vùng này. Nếu đầu tư thêm vào chế biến và quảng bá, chắc chắn nhông cát sẽ thành một mặt hàng hấp dẫn.

Trước đây, việc nuôi tắc kè gặp khó khăn trong khâu thức ăn. Nó ăn côn trùng. Bà con phải đi vợt cào cào, châu chấu hoặc bắt gián cho chúng ăn. Nhưng hiện nay, chúng tôi đã phổ biến quy trình nuôi dế rồi.

Ta nuôi dế để cung cấp thức ăn cho tắc kè. Nếu nuôi được tắc kè hoa thì càng tốt. Tắc kè quý nhất là ở cái đuôi. Các quý ông mê cái đuôi đó lắm...

Còn nuôi rắn độc, tuy là nghề nguy hiểm nhưng nếu biết cách thì trẻ con cũng nuôi được. Trong bộ sách “100 nghề cho nông dân” của chúng tôi đã có cuốn hướng dẫn kỹ thuật nuôi rắn hổ mang. Ta cần nắm được các đặc điểm của nó để khống chế và điều khiển nó.

Khi tới thăm trại rắn của anh Cường, tôi thấy anh ấy bán 1 con hổ mang dài độ hơn 1m với giá 4 triệu đồng. Trong lúc ở các hầm của anh còn có tới hàng trăm con mình. Đó đúng là một kho vàng. Sao ta không mạnh dạn bắt tay vào nuôi rắn?

Nếu sợ rắn cắn thì ta nuôi các loài ăn cỏ hiền lành hơn như trâu, bò, dê, cừu, thỏ... Bọn này quá quen thuộc với bà con ta. Anh chị em cán bộ khuyến nông và cán bộ nông nghiệp ở địa phương có đầy kinh nghiệm để nuôi chúng.

Tuy nhiên, trong điều kiện hiện nay, chúng tôi muốn nhấn mạnh tới nghề nuôi thỏ. Vì rằng, tiền mua thỏ giống so với mua con trâu, con bò là một trời, một vực. Chỉ vài chục nghìn là ta đã có được con thỏ giống rồi.

Thức ăn cho nó lại rất phong phú và dễ kiếm, kỹ thuật nuôi dễ dàng, chuồng trại lại đơn giản. Ai cũng có thể nuôi được thỏ. Nhưng điều hấp dẫn nhất của việc nuôi thỏ là đầu ra đã có người xin mua hết.

Đó là PGS.TS Đinh Văn Bình. Ông nguyên là GĐ Trung tâm Nghiên cứu dê & thỏ Sơn Tây (Viện Chăn nuôi). Nay nghỉ hưu, ông phụ trách trang trại thỏ Việt - Nhật ở Ninh Bình. Người Nhật yêu cầu ông cung cấp mỗi năm hàng triệu con thỏ để làm thuốc. Hiện nay, ông mới chỉ có được vài chục vạn con.

Ông Bình sẵn sàng ký với mọi nơi để mua thỏ. Bà con hãy gọi ngay điện đến cho ông (ĐT: 0902.431.157) để hợp tác cùng nuôi. Thỏ để khỏe lắm, mỗi năm 6 - 7 lứa, mỗi lứa 7 - 8 con. Chả mấy chốc mà thỏ đầy nhà. Nghề này, cả làng làm càng vui. Đầu ra đã có người lo rồi.

Với tất cả các loài ăn cỏ, bà con lưu ý thu lại phân để nuôi giun. Ta nuôi loài giun đỏ hay còn gọi là giun quế. Bọn này có hàm lượng đạm rất cao và đẻ cũng rất khỏe. Nuôi chúng rất dễ. Chúng tôi đã viết cuốn “Nghề nuôi giun đất” để giúp bà con cách nuôi.

Nhà nào cũng nên có chỗ nuôi giun. Nó sẽ cung cấp nguồn thức ăn đạm động vật cho tất cả các loài vật nuôi trong gia đình. Gà, vịt, ngan, ngỗng, cá, lươn, ba ba, ếch... mà nhìn thấy giun thì chỉ có mà cười... rách mép!

Ở miền Trung, tỉnh nào cũng sát biển. Ta tổ chức nuôi tôm, nuôi cua, nuôi cá bớp, cá chình, nuôi ốc hương, nuôi ghẹ... đều thuận lợi. Tùy từng vùng mà ta chọn con thủy sản thích ứng nhất để nuôi. Nghề nuôi thủy sản rất mau giàu. Có nhà chỉ nuôi ếch có vài tháng mà cũng thu được cả trăm triệu đồng...

 

Vẫn biết bà con mình trong đó đang đầy rẫy khó khăn. Cả nước đang quyên góp để hỗ trợ cho miền Trung. Tuy nhiên, sự quyết tâm của từng gia đình trong giai đoạn này mới là quyết định. Ta phải gắng sức vươn lên. Mỗi nhà hãy chọn lấy một loài vật nuôi để tự cứu mình. Chúng tôi luôn sát cánh với bà con.

TheoNông nghiệp VN

分享到: