BP - Trên địa bàn tỉnh hiện có nhiều nông dân sản xuất - kinh doanh giỏi, nunion berlin – hoffenheim thu nhập mỗi năm nhiều tỷ đồng. Họ không chỉ làm giàu cho gia đình mà còn là nhân tố tích cực đóng góp trong các phong trào ở địa phương, hỗ trợ hộ nghèo cùng vươn lên. Một trong những nông dân tiêu biểu của thị xã Phước Long là ông Trần Văn Thịnh ở thôn Phước Thiện, xã Phước Tín. Ông Thịnh hiện là Ủy viên Ban Chấp hành Hội Nông dân xã, đồng thời là chủ doanh nghiệp sản xuất, chế biến hạt điều. Những năm qua, gia đình ông Thịnh đã tích cực tham gia các phong trào, hỗ trợ hội viên nông dân nghèo, đóng góp xây dựng thôn, xã hàng trăm triệu đồng.
Ông Trần Văn Thịnh cùng công nhân tại phân xưởng chế biến hạt điều
Ngay trong khuôn viên gia đình ông Thịnh là một nhà máy chế biến hạt điều với dây chuyền máy móc hiện đại. Đây cũng là nơi làm việc của hàng trăm lao động tại chỗ của thôn và xã Phước Tín. Bình quân mỗi công nhân thu nhập 50 triệu đồng/năm. Ông Thịnh cho biết, các dây chuyền sản xuất hạt điều đều tự động hóa, từ máy tách hạt đến bóc vỏ lụa và máy bắn màu (lựa hạt). Các loại máy móc thế hệ mới này ông đã đầu tư gần 3 tỷ đồng, không gây ảnh hưởng đến môi trường. Vào mùa vụ, ông Thịnh còn tạo việc làm cho trên 20 lao động với mức lương 9-10 triệu đồng/tháng. Đóng góp mang tính nhân văn nhất của ông Thịnh trong nhiều năm qua là việc thông qua Hội Chữ thập đỏ xã, ông hỗ trợ thường xuyên cho bếp ăn tình thương của Bệnh viện đa khoa Phước Long, giúp nhiều bệnh nhân nghèo vượt qua khó khăn trong khi đi trị bệnh. Dịp lễ, tết hằng năm ông đều hỗ trợ thôn, xã và người dân tại địa bàn bằng tiền, quà với trị giá hàng chục triệu đồng. Các hộ nghèo, hoàn cảnh ốm đau, khó khăn thiếu vốn, cây giống sản xuất... cũng được gia đình ông giúp đỡ, quy thành tiền hàng trăm triệu đồng. Hằng năm, gia đình ông thường xuyên giúp đỡ 10 lượt hộ nghèo và hộ khó khăn vươn lên thoát nghèo. Là cán bộ Hội Nông dân xã, ông Thịnh thường xuyên trao đổi khoa học - kỹ thuật, kinh nghiệm trong sản xuất với các hộ nông dân khác để cùng phát triển sản xuất. Qua đó đã có 15 hộ thoát nghèo vươn lên đạt kinh tế khá. Trong chương trình xây dựng nông thôn mới, gia đình ông tích cực tham gia đóng góp. Trong 5 năm qua, gia đình ông đã hỗ trợ trên 100 triệu đồng, góp phần cùng chính quyền địa phương xây dựng, sửa chữa đường giao thông nông thôn, xây hội trường thôn và làm nhiều việc công ích khác.
Có được cơ ngơi và tài sản như hiện nay, gia đình ông Thịnh đã phải vượt qua biết bao khó khăn, gian khổ. Ông Võ Dũng, Bí thư Đảng ủy xã Phước Tín cho biết: “Gia đình ông Thịnh cư trú tại Phước Long từ năm 1960. Năm 1970, ông đi bộ đội, đến năm 1982 xuất ngũ và cư trú tại Phước Tín. Khi về địa phương sinh sống ông quyết chí làm ăn, xây dựng và phát triển kinh tế gia đình. Từ 2 bàn tay khai hoang, lập nghiệp, ông Thịnh tham gia hội nông dân để học tập kinh nghiệm của bà con và áp dụng vào vườn rẫy nhà mình. Đến nay, gia đình ông đã trồng được 10 ha điều, 15 ha cao su đều áp dụng khoa học - kỹ thuật, kinh nghiệm học hỏi và tích lũy được cũng như sự hỗ trợ của các cấp hội. Với 10 ha điều đã cho thu hoạch, từ năm 2010 đến nay, gia đình ông đã có thu nhập bình quân 1,5 đến 2 tỷ đồng/năm. Với 15 ha cao su đã cho thu hoạch từ năm 2014 đến nay, gia đình thu nhập bình quân 600 triệu đồng/năm. Công ty chế biến hạt điều thu nhập bình quân 1,5 đến 2 tỷ đồng/năm. Điều đáng quý nhất của gia đình ông Thịnh là không chỉ hỗ trợ hộ nghèo, người nghèo trong xã Phước Tín mà ông còn tham gia ủng hộ nhiều người ở địa phương khác. Những chiếc xe tải của gia đình ông hằng năm thường chở 3-4 chuyến hàng cứu trợ đến các vùng khó khăn giúp đỡ hộ hoàn cảnh khó khăn.
Trong những năm qua, hộ ông Thịnh luôn đạt tiêu chuẩn gia đình văn hóa tiêu biểu. Bản thân ông từ năm 2011-2018 được UBND tỉnh tặng 3 bằng khen, Hiệp hội Điều Bình Phước tặng bằng khen năm 2017; cùng nhiều giấy khen của thị xã Phước Long. Ông Thịnh đang được Hội Nông dân tỉnh lập hồ sơ đề nghị Thủ tướng Chính phủ tặng bằng khen vì đã có thành tích xuất sắc trong sản xuất - kinh doanh và làm công tác xã hội từ thiện.
Hà Thanh