Ông ra đi với một hành trang khá nặng,ữngkhoảngtrốngkhocircngthểlấpđầsoi kèo uae không chỉ với những cay đắng, ngọt bùi của bản thân trong suốt 95 năm cuộc đời mà còn với những trăn trở cùng thời cuộc qua các nhân vật trong hàng trăm tác phẩm để lại, trong đó “Dế Mèn phiêu lưu ký” là khoảng xanh tươi nhất, trong sáng nhất của ông. Câu chuyện kể về chú Dế Mèn cùng bạn bè đã ngao du khắp nơi trên mặt đất. Trải bao hiểm nguy, gian truân trên mỗi bước đường lại gặp gỡ, kết nghĩa được những người bạn đồng tâm, cùng chí hướng. “Dế Mèn phiêu lưu ký” giúp chúng ta giữ lại ký ức tuổi thơ không thể nào quên với những kỷ niệm về một dòng sông, một bãi cỏ, một rừng cây hay một làn mây trắng trên bầu trời xanh quê mình cùng bài học nhân sinh đối với thế hệ trẻ. Đó là sự ham hiểu biết, trọng lẽ phải, khao khát lý tưởng và quyết tâm hành động cho những mục đích cao đẹp. Chợt nhớ lại mười ba năm trước, vào đúng ngày 1-4-2001, bỗng lan truyền tin nhạc sĩ Trịnh Công Sơn qua đời. Nhiều người tưởng đó là trò đùa của ai đó trong ngày nói dối. Nhưng không, trái tim người nghệ sĩ tài ba, chủ nhân của những tình khúc mang một vẻ đẹp siêu thực, lung linh đã ngừng đập. Sinh thời, người ta đã gán cho ông rất nhiều cái tên: Phù thủy của ngôn ngữ, Người nhạc sĩ cô đơn, Người tình lãng du của nhiều thế hệ... Thế nhưng ông lại ví mình “như là lá cỏ”. Với ông, cuộc đời ngoài kia có quá nhiều điều rộn ràng, nhưng không thể không có sự góp mặt của những điều nhỏ nhoi như ngọn cỏ. Không cao lớn nặng nề như cây đa, nhưng cỏ có bổn phận của cỏ. Ý thức được điều đó nên cỏ biết “tự do hát ca”, mang lại niềm vui, nét đẹp cho đời. Từ quan niệm ấy, ông coi cuộc đời này chỉ là “Một cõi đi về”. Biết đến bao giờ mới có được người thay vào sự xa lìa của ông!? Rồi cuộc sống vẫn sẽ trôi đi như thế. Hằng đêm, những người trẻ vẫn quay cuồng trong tiếng nhạc chát chúa nơi vũ trường. Trên những vỉa hè, trong các nhà hàng, người ta vẫn vô tư cụng ly tràn trề. Không ít người đã bỏ ra vài triệu đồng chỉ để được vào nhà hát hay sân vận động, nhìn các thần tượng ca nhạc Hàn Quốc, các ngôi sao bóng đá nước ngoài bằng ống nhòm. Nhưng chắc gì họ đã bỏ ra vài chục ngàn đồng để mua một đĩa nhạc Trịnh hay một cuốn sách của Tô Hoài! Tôi bỗng nhớ từng đọc đâu đó một đoạn văn mang ý nghĩa triết học, đại ý là: Những ai đã đến với đời thì có lúc phải lìa xa nó. Chết là sự tan biến của thân xác. Nhưng sống không chỉ là sự tồn tại của thân xác. Nhiều người còn sống mà tưởng như đã chết. Nhiều người chết mà còn sống mãi trong tâm trí mọi người. Những người như Trịnh Công Sơn, như Tô Hoài, như nhiều tên tuổi đáng kính trong làng văn hóa - văn nghệ nước nhà ra đi đã để lại những khoảng trống không thể lấp đầy. Bằng những gì để lại, họ sẽ sống mãi với thời gian. L.T |